Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018

Nét tinh hoa Phật giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, trong đó có những hạt nhân tư tưởng của Phật giáo vào hoàn cảnh Việt Nam.   Nghiên cứu tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người:“Đã gạn lọc, kế thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại, chống điều ác. Người đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước”(1). Đó là:   Lòng yêu thương con người, quên mình vì mọi người    Trong giáo lý đạo Phật, “từ bi” là ước vọng mãnh liệt nhổ tận gốc rễ tất cả k

Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, bắt đầu tham gia hoạt động chính trị

Giữa lúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất đang diễn ra ác liệt, tình hình ở Đông Dương có nhiều biến động, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp vào khoảng cuối năm 1917. Vì Người cho rằng Paris luôn là trung tâm của Châu Âu, những diễn biến chính trị sẽ dồn về Paris - quê hương của Công xã Paris 1871. Hơn thế nữa Paris lúc này đang tập trung nhiều người Việt Nam yêu nước sinh sống trong đó có những người Nguyễn Tất Thành rất kính trọng như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền. Người sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923. Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com Poăng (Pari), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923 Trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành đã từng rất nhiều lần chuyển chỗ ở. Lúc đầu Người ở phố Charonne trong một thời gian ngắn; từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 6 năm 1919 ở nhà số 10, phố Stokholm; ngày 12 tháng 6 năm 1919 chuyển đến ở tại nhà số 56 phố Monsieur le Prince; vào tháng 7 năm 1919 ở nhà số 6, phố Villa des Gobelins, quận 13; ngày 14 tháng 7 nă

Nghị quyết của Bộ chính trị về việc xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập ngày 7 tháng 1 năm 1978

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại kính yêu của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân, nhân dân và dân tộc Việt Nam, đồng thời là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của phong trào cộng sản và cộng nhân quốc tế, một trong những nhà hoạt động lỗi lạc nhất của phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay. Tư tưởng, đường lối và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng cho nhân dân ta tiến lên hoàn thành tháng lợi của nhiệm vụ xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Những tác phẩm của Người là tài sản vô cùng quý giá của Đảng ta và dân tộc ta. Việc xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập để giới thiệu một cách đầy đủ tư tưởng, đường lối, đạo đức và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch cho nhân dân ta và nhân dân thế giới là một sự kiện có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị và tinh thần của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Việc đó góp phần to lớn

Tư tưởng của Bác về nông nghiệp, nông dân

Xuất thân từ một làng quê nghèo đói như bao làng quê của Việt Nam thời Pháp thuộc, ngay từ thuở ấu thơ, Bác đã đã thấm thía sự cơ cực, bần cùng của người nông dân ở một xứ thuộc địa. Bác Hồ dùng thử máy cấy tại trại thí nghiệm lúa thuộc Sở Nông lâm Hà Nội, năm 1960 Cũng từ đó, Bác đã thấu hiểu khát vọng mãnh liệt về độc lập, tự do, người cày có ruộng cũng như sức mạnh to lớn tiềm ẩn trong giai cấp nông dân. Khát vọng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người trong Bác khởi phát từ đó. Sau này, từ thực tiễn, Bác đã nêu lên nguyên lý: “Nước ta là một nước nông nghiệp. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta mạnh thì nước ta mạnh”. Từ tư tưởng đó, trong suốt cuộc đời mình, Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho nông dân, cho nông nghiệp. Bác đã đến thăm hàng trăm hợp tác xã nông nghiệp, cùng tát nước, thăm đồng, kéo cá với bà con. Bác đã viết hàng trăm bức thư khen ngợi những nơi đạt kết quả cao trong SX. Điều đó đã trở thành nguồn cổ vũ lớn lao c