Giữa
lúc cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất đang diễn ra ác liệt, tình hình ở Đông
Dương có nhiều biến động, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp vào khoảng cuối
năm 1917. Vì Người cho rằng Paris luôn là trung tâm của Châu Âu, những diễn biến
chính trị sẽ dồn về Paris - quê hương của Công xã Paris 1871. Hơn thế nữa Paris
lúc này đang tập trung nhiều người Việt Nam yêu nước sinh sống trong đó có những
người Nguyễn Tất Thành rất kính trọng như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn
Thế Truyền. Người sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com Poăng (Pari), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923
Trong
thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành đã từng rất nhiều lần chuyển chỗ ở. Lúc đầu
Người ở phố Charonne trong một thời gian ngắn; từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 6
năm 1919 ở nhà số 10, phố Stokholm; ngày 12 tháng 6 năm 1919 chuyển đến ở tại
nhà số 56 phố Monsieur le Prince; vào tháng 7 năm 1919 ở nhà số 6, phố Villa
des Gobelins, quận 13; ngày 14 tháng 7 năm 1921 chuyển đến nhà số 12, phố Buyo.
Trong tháng 7 năm 1921, Nguyễn Tất Thành làm thợ ảnh và trọ tại ngôi nhà số 9,
ngõ Compoint, quận 17, Paris, một trong những khu lao động nghèo nhất của Thủ
đô nước Pháp. Căn phòng trọ rất thiếu thốn tiện nghi, không có lò sưởi nên mùa đông
rất lạnh.
Ở
Paris, Nguyễn Tất Thành giành nhiều thời gian đi sâu sát những khu vực có đông
Việt kiều, vận động cổ vũ tinh thần yêu nước, tố cáo tội ác của bọn thực dân đế
quốc, dần dần được mọi người yêu quí tin tưởng và trở thành linh hồn của “Hội
những người yêu nước Việt Nam tại Pháp”. Trong 32 một báo cáo của mật thám Pháp
đã khẳng định: “Nguyễn Ái Quốc (tên của Nguyễn Tất Thành lúc trở về Pháp) nổi
lên là người lãnh đạo có uy tín đối với người Việt tại Pháp, trong khi vai trò
của Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường lu mờ dần.”[1]
Ban đầu
Nguyễn Tất Thành vẫn chỉ “là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả vì Tổ
quốc; nhưng ông Nguyễn rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công hội,
thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng”. “Trong tất cả những tờ báo Pháp,
chỉ có tờ Dân chúng, cơ quan của Đảng Xã hội Pháp là đã in những lời yêu cầu của
Việt Nam. Ông Nguyễn tới tòa soạn. Chủ nhiệm báo, ông Giăng Lônggh (Jean
Longuer) cháu ngoại của Karl Marx và là
Nghị viên của Quốc hội Pháp, đã tiếp ông. Ông nói cho ông Nguyễn rõ tất cả tình
cảm của ông đối với nhân dân Việt Nam. Ông khuyến khích ông Nguyễn viết bài và
ông sẽ đăng lên báo Dân Chúng để làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất
công xảy ra ở Việt Nam. Có thể nói cuộc gặp gỡ ấy đã mở đường cho sự mở rộng hiểu
biết chính trị của ông Nguyễn. Nó đã làm cho ông Nguyễn hiểu rõ nhân dân Pháp”[2].
Sau
đó, Nguyễn Tất Thành không ngừng mở mang những hiểu biết của mình bằng việc
tích cực tham gia các câu lạc bộ, tham gia diễn thuyết tranh luận tại các cuộc
mít tinh, hội họp, ham mê đọc báo chí cánh tả trong đó
đặc biệt
là những tác phẩm của nhà văn phản chiến Henri Barbusse - đảng viên Đảng Xã hội
Pháp, với Marcel Cachin - một nhà cách mạng nổi tiếng, với chủ bút báo “Đời sống
công nhân”, với Jean Longuet - chủ nhiệm báo “Dân chúng”, với các nhà xã hội
cánh tả khác... Từ những mối quan hệ này mà Nguyễn Tất Thành dần dần đi vào môi
trường hoạt động chính trị sôi động và Người đã tìm thấy những điều quan trọng,
đó là sự giống nhau giữa giai cấp vô sản Pháp với nhân dân thuộc địa; ở Pháp
còn có những đảng phái, những tổ chức cảm thông với nhân dân thuộc địa và không
ủng 33 hộ chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp. Nguyễn Tất Thành phấn khởi nhất
khi những lời tố cáo về chính sách độc ác của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Đông
Dương, nỗi thống khổ của nhân dân thuộc địa của Người được những người bạn Pháp
rất lắng nghe và ủng hộ.
Năm
1918, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18 tháng 6 năm 1919, đại biểu
các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Versailles (Pháp). Hội nghị
này thực chất là nơi chia phần giữa các nước đế quốc thắng trận và trút hậu quả
chiến tranh lên đầu nhân dân các nước thua trận và các dân tộc bị áp bức. Văn
kiện chính của Hội nghị xác định sự thất bại của nước Đức và các nước đồng minh
của Đức, phân chia lại bản đồ thế giới theo hướng có lợi cho các đế quốc thắng
trận mà chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp. Nhân danh một nhóm người An Nam yêu nước tại
Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra “Bản yêu
sách của nhân dân An Nam”, gồm tám điểm và được viết bằng tiếng Pháp (Revendications
du peuple annamite) gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles, đòi chính phủ Pháp ân
xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của
dân tộc Việt Nam. Nguyễn Tất Thành còn tự tay viết bản yêu sách bằng hai thứ tiếng:
một bản bằng chữ quốc ngữ theo thể văn vần, nhan đề “Việt Nam yêu cầu” và một bản
chữ Hán nhan đề “An Nam nhân dân thỉnh nguyện thư”. Người đã tự bỏ tiền túi của mình thuê in 6.000 Bản yêu
sách của nhân dân An Nam để phân phát trong các cuộc hội họp, míttinh, trên đường
phố Paris.
Về sự
kiện này Trần Dân Tiên, tác giả cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ
Chủ tịch” cho hay ý kiến đưa ra yêu cầu do ông Nguyễn (Nguyễn Tất Thành) đề ra,
và luật sư Phan Văn Trường là người viết bản tiếng Pháp do lúc bấy giờ ông Nguyễn
chưa viết được tiếng Pháp. Một số tài liệu khác cũng nêu thông tin như trên.
Tám điểm
của Bản yêu sách gồm
1. Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù
chính trị.
2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để
người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa
bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận
trung thực nhất trong nhân dân An
Nam.
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4. Tự do lập hội và hội họp.
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất
dương.
6. Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật
tại tất cả các tỉnh
cho
người bản xứ.
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra
các đạo luật.
8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do
người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng
của người bản xứ.[3]
Bản
yêu sách được ký tên như sau:
Thay mặt
Hội những người An Nam yêu nước
[ký
tên]
Nguyễn
Ái Quốc
Đây là
lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện.
Bản
yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam không được Hội nghị xem
xét. Ngoài việc phân phát và phổ biến bản yêu sách này, Nguyễn Ái Quốc còn gửi
thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các đoàn đại biểu Đồng minh dự hội nghị,
nhưng cũng không gây được sự chú ý. Tuy nhiên nó lại tác động mạnh mẽ đến người
Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Việc có một người Việt Nam với tên gọi
Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đưa vấn đề chính trị của Việt Nam ra quốc tế, đòi
cho Việt Nam những quyền cơ bản chính đáng, thiết thực là sự kiện đánh dấu dấu
hiệu mới cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Qua việc bản yêu sách không
được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc sau này đã viết: “Muốn được giải phóng, các dân
tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.”[4]
Ngoài
ra, Người đã tự tay viết Yêu sách bằng hai thứ tiếng “một bản bằng chữ quốc ngữ
theo thể văn vần, nhan đề Việt Nam yêu cầu ca và một bản chữ Hán nhan đề An Nam
nhân dân thỉnh nguyện thư” để phân phát trong các cuộc hội hợp, míttinh, phát
đi nhiều nơi và bí mật về Việt Nam. Thực dân Pháp bắt đầu chú ý tới người có
tên Nguyễn Ái Quốc. Trong một lần đến theo dõi buổi nói chuyện ở Hội trường
Hooctiquyntơ tại Pari, viên mật thám Pháp Pôn Ácnu (Paul Arnoux) chuyên theo
dõi người Việt Nam sống ở Pari, tận mắt chứng kiến Nguyễn Ái Quốc đang phân
phát truyền đơn in bản Yêu sách cho những người có mặt, đã phải thốt lên dự cảm:
“Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt chữ
thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương”[5].
Cái tên Nguyễn Ái Quốc từ đó được nhiều người Việt Nam yêu nước biết đến. Nhiều
nhà nho yêu nước ở Việt Nam đã nói: “Bầu trời Việt Nam đã xuất hiện một vì sao
mới, đó là Nguyễn Ái Quốc”[6].
Thời gian đầu khi tới Paris, chưa có giấy tờ hợp pháp, Nguyễn Ái Quốc được các
đồng chí trong Ban đón tiếp những người lao động nhập cư của Đảng Xã hội Pháp
giúp đỡ. Cuộc sống của Người lúc đó gặp rất nhiều khó khăn, vừa hoạt động chính
trị, vừa phải kiếm sống một cách chật vật, nhưng Người vẫn kiên trì, hăng say học
tập và hoạt động. Nguyễn Ái Quốc thường xuyên gặp gỡ với những người Việt Nam ở
Pháp, từng bước tham gia vào cuộc đấu tranh của phong trào công nhân và lao động
Pháp.
Khoảng
đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Khi được hỏi vì sao vào
Đảng, Người trả lời: “Vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của
Đại cách mạng Pháp: ‘Tự do, Bình đẳng, Bác ái’”. Nguyễn Ái Quốc cũng đã khẳng định
rằng: “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy ( hồi đó
tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu
tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như đảng là gì, thì tôi chưa hiểu”[7].
Từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh, guyễn Ái Quốc thấy mình cần phải viết báo để tố
cáo tội ác của thực dân Pháp. Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội ở Pháp
đã đưa Người đến với hoạt động báo chí. Trong hai năm 1919-1920, Nguyễn Ái Quốc
đã viết 5 bài báo. Người viết bài “Vấn đề bản xứ (Hồ Chí Minh, toàn tập, 2009),
đăng trên báo Nhân đạo (L' Humanité – tờ
báo này là cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Pháp), phát hành ngày 2 tháng 8
năm 1919”. Với nội dung là “nhắc lại những nội dung chính “Bản yêu sách của
nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Versailles tháng 6 năm 1919, khẳng định nguyện vọng
của nhân dân Việt Nam là chính đáng; đồng thời tố cáo, lên án những chính sách
cai trị cùng các thủ đoạn đàn áp, cướp bóc của thực dân Pháp ở Đông Dương và
tin tưởng rằng nhân dân tiến bộ Pháp sẽ đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự
do và công lý của nhân dân Việt Nam”. Báo Dân chúng (Le Populaire) đăng bài
Đông Dương và Triều Tiên của Nguyễn Ái Quốc. Bài báo nhắc đến sắc lệnh của
Thiên Hoàng công bố tại Tokyo ngày 19 tháng 8 năm 1919 với nội dung định rõ quyền
bình đẳng giữa người bản xứ Triều Tiên với người Nhật trong tất cả các uật lệ.
Bài báo so sánh chính sách cai trị của đế quốc Nhật ở Triều Tiên và đế quốc
Pháp ở Đông Dương, nghiêm khắc lên áan chính sách ngu dân của Pháp”[8].
Qua những
hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thuở đầu đến nước Pháp vào năm 1917 đến nay, chúng
ta có thể thấy rằng với lòng yêu nước, thương dân, muốn giải phóng dân tộc mình
khỏi ách nô lệ, Người tích cực tham gia các tổ chức Việt Kiều ở Pháp, Đảng Xã hội
Pháp, tham gia các cuộc hội hợp, ra sức làm việc và học hỏi. Người bắt đầu sự
nghiệp viết báo. Điều đáng chú ý ở đây, bản yếu sách với bút tích Nguyễn Ái Quốc
lần đầu tiên thể hiện nguyện vọng của nhân dân An Nam.
Vai
trò của Nguyễn Ái Quốc càng được nâng cao, qua Báo cáo của Bộ Nội Vụ Pháp, ngày
30 tháng Giêng năm 1920:”về phong trào đòi độc lập của Đông Dương ở Pari”. (Tài
liệu lưu tại kho tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh. Kí hiệu H20C2/02). Báo cáo nêu
rõ:“Từ cuộc điều tra về vấn đề tuyên truyền tại các Trung tâm của người Việt
Nam ở Pari về phong trào đòi độc lập của Đông Dương, cho ta kết luận là linh hồn
của phong trào không phải là ai khác ngoài ông Nguyễn Ái Quốc, tổng thư ký của
“nhóm những người Việt Nam yêu nước”, thư ký của “Nhóm các nhà cách mạngViệt
Nam”. “Ông Nguyễn Ái Quốc tự tay viết những truyền đơn như bản ‘Yêu cầu của
nhân dân Việt Nam’ để được gởi lên văn phòng Bộ. Những nhân thư Phan Châu
Trinh, Khánh Kỳ, Phan Văn Trường như người ta đã nói đã ít nhiều bị giảm uy tín
ở Đông Dương và ông Nguyễn Ái Quốc đã vươn lên đứng đầuphong trào (cách mạng)
Đông Dương. Trước đây trong tay những người đồng bào này của ông. Nhưng những
người này vẫn là các cố vấn cà các trợ thủ đắc lực của ông Nguyễn Ái Quốc”[9].
Với
lòng yêu nước, thương dân và vị trí, vai trò trong lịch sử Việt Nam đòi hỏi
Nguyễn Ái Quốc cần tìm kiếm một con đường cứu nước khi đã đi khắp nởi trên thế
giới và trở về Pháp hoạt động cách mạng. Qua các bài báo trên, chúng ta thấy rõ
về mặt tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc là một người yêu nước tiến bộ, căm thù chủ
nghĩa thực dân Pháp. Khát vọng của Người là đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng
làm thế nào và đi theo hướng nào để đạt được mục đích đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn
còn đang tìm kiếm.
Trần Hoàng (viết chung)
Trích từ Quá trình chuyển biến từ một người yêu nước trở thành người cộng sản của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920)
[1] Hồng Hà, 1976), Thời thanh niên của Bác Hồ, NXB. Thanh
niên, TP.HCM.
[2] Trình Quang Phú (2015), Đường bác Hồ đi cứu nước, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, trang 91 – 95.
[3] Hồ Chí Minh (2009), toàn tập, NXB. Chính trị quốc
gia, trang 435 -436.
[4] Trần Dân Tiên (2015), Những mẫu chuyện về đời hoạt động củ Hồ Chủ
tịch, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5] Hồng Hà, 1976), Thời thanh niên của Bác Hồ, NXB. Thanh
niên, TP.HCM, trang 81.
[6] Trình Quang Phú (2015), Đường bác Hồ đi cứu nước, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội trang 69).
[7] Trình Quang Phú (2015), Đường bác Hồ đi cứu nước, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội trang 104.
[8] Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008),
Tìm đường cứu nước (1911 – 1920),
trong Hồ Chí Minh tiểu sử, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[9] Phạm Ngọc Trâm, 2011), Con đường cứu nước Hồ Chí Minh, NXB. Tổng
hợp, TP.HCM, trang 183 - 184.
Nhận xét
Đăng nhận xét