Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2018

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, trách nhiệm của người thầy trong sự nghiệp trồng người

TCCSĐT - Sự nghiệp trồng người - giáo dục đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì các thầy giáo, cô giáo mang trên mình nhiệm vụ nặng nề là đào tạo cán bộ cho nước nhà; là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa” thầy, cô giáo có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (13/9/1958).   Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọn

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

TS. Vũ Trường Giang  Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I   Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một lịch sử phát triển, bản sắc văn hóa riêng. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của vấn đề dân tộc, trong đó có vai trò, vị trí quan trọng của các dân tộc thiểu số trong quá trình dựng nước, giữ nước ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt về vấn đề này. Trong kho tàng di sản tư tưởng của Người, hệ thống quan điểm về các dân tộc thiểu số là một bộ phận rất quan trọng. 1. Vai trò của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng Do những đặc điểm lịch sử, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường cư trú ở vùng miền núi và biên giới, nơi có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ Tô quốc. Suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, những vùng đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc đã được lớp lớp thế hệ đồng bào các dân tộc thiểu số kiên cường và bền bỉ, đoàn kết đấu tranh, dựng xây trở thành "phên dậu"

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội.

Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao tư cách người cách mạng. Người đã dày công đào luyện đội ngũ cán bộ vừa biết trọn đời hy sinh cho lý tưởng cao đẹp, vừa biết gắn bó máu thịt với nhân dân và hòa mình vào cuộc đấu tranh vì nhân loại tiến bộ; đồng thời biết sống một cuộc sống giản dị và trong sạch. Khi giành được chính quyền về tay nhân dân sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng xác lập được địa vị pháp lý hợp hiến của chính quyền dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, và vì dân; đưa những giá trị đạo đức, nhân văn hòa quện trong pháp luật Việt Nam, và làm cho nó có hiệu lực trong thực tế. Suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Nhà nước (1945 - 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một mẫu mực tuyệt vời của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, chú trọng giáo dục đạo đức đi đôi với không ngừng tăng cường vai trò, sức mạnh của luật pháp. Đây chính là một nét đặc sắc trong tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về Nhà nước, phá

Từ trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời Người cũng là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Những lời dạy của Người trong lĩnh vực này là những nguyên tắc lớn làm rường cột cho nền văn hóa văn nghệ Việt Nam. Và, chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu và học tập một cách có hệ thống những việc làm và lời dạy của Người đối với văn nghệ sỹ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa văn nghệ nước nhà. Thiết kế, xây dựng một nền văn hoá mới Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941 trở về Tổ quốc, mặc dù bận rộn rất nhiều công việc chuẩn bị cho cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng Người vẫn giành tâm trí thiết kế một nền văn hóa mới. Đó là nền văn hóa cách mạng, một nền văn hóa "Kháng chiến, kiến quốc". Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân tiến hành cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đưa cách mạng văn hóa lên đỉnh cao - văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Sức mạnh của văn hóa truyền thống dân tộ