Chuyển đến nội dung chính

Bác cho tôi chiếc áo trấn thủ


Mỗi ngày sống bên Bác là mỗi ngày tôi được thêm những bài học vô cùng quý báu. Bác chỉ bảo từng ly từng tí. Một kỷ niệm mà mỗi khi nhắc lại tôi thường bồi hồi xúc động, đó là chuyện Bác cho tôi chiếc áo trấn thủ.

Mùa đông năm ấy, Việt Bắc rét hơn mọi năm. Chúng tôi sống trong hang đá, lại càng rét. Sáng ra sương muối xuống dày đặc, làm cóng buốt chân tay. Khi mới về công tác với Bác, tôi chỉ có một bộ quần áo vải mộc. Mấy hôm liền, tôi đi công tác, ngực bị lạnh, làm tôi ho luôn.

Hôm ấy vào đưa thư cho Bác. Tôi đã cố nhịn ho nhưng không sao chịu được.
Thấy tôi ho, Bác hỏi:

- Chú ốm à, chú Thắng?

- Thưa Bác, không ạ!

Bác nhìn tôi:

- Sao trông người chú khác thế?

- Không ạ. - Chưa nói xong tôi đã ho rũ ra…

Bác liền đứng dậy:

- Chú không có áo rét à?

Bấy giờ cán bộ còn nghèo. Tôi ngần ngừ định không nói thật, nhưng rồi không dám dối Bác. Trả lời xong, tôi quay ra thì Bác gọi lại và đến đầu giường lật tấm chăn mỏng, lấy ra chiếc áo trấn thủ màu ngả vàng, Bác vẫn thường mặc, đưa cho tôi, Bác nói:

- Chú mặc tạm cái này cho đỡ lạnh. Mùa đông cốt nhất phải giữ ngực cho ấm.

Tôi không dám cầm. Mùa rét, Bác cũng chỉ có một chiếc áo trấn thủ và một chiếc áo khoác ngoài. Mà Bác đã già rồi, ít chịu được rét. Thấy tôi chần chừ, Bác bảo:

- Chú mặc đi, cho đỡ rét.

- Thưa Bác...

- Chú cứ mặc vào.

Nhìn đôi mắt trìu mến của Bác, tôi không dám từ chối nữa. Bác giúp tôi cài cẩn thận từng cúc áo một. Có chiếc áo của Bác, ngực tôi ấm dần. ấm bằng hơi ấm của bông và cả bằng tình thương của Bác. Nhờ có chiếc áo trấn thủ tôi dần dần khỏi ho.

Tôi giữ gìn chiếc áo Bác cho rất cẩn thận. Chỉ những lúc thật rét mới mặc.

Tôi có ý định giữ chiếc áo đó làm kỷ niệm, nhưng tôi không thực hiện được ý định. Một năm, tôi về nhà ăn Tết, dân tộc Dao chúng tôi sống du canh du cư, làm ăn thất thường, nên đời sống đói khổ. Trời rất rét, bố tôi vẫn chỉ có một manh áo mỏng. Thương bố quá, tôi đã biếu bố chiếc áo trấn thủ. Chiếc áo trấn thủ đã sờn, nhưng là chiếc áo ấm đầu tiên trong đời bố tôi được mặc. Bố tôi vui lắm. Nếu biết là chiếc áo của Bác Hồ cho, chắc bố tôi sẽ vui sướng biết chừng nào! Nhưng vì nguyên tắc bí mật, tôi không dám nói.

Bố tôi mặc được mấy năm chiếc áo vẫn còn tốt.

Theo phong tục người Dao, khi chết, người ta chôn theo tất cả những đồ quý giá của người đó lúc sống đã dùng. Bố tôi chết, gia đình cũng đã bỏ chiếc áo trấn thủ chôn theo. Chiếc áo trấn thủ Bác cho đã làm ấm ngực tôi, sưởi ấm ngực bố tôi, nay bố tôi đã mất, chiếc áo lại theo xuống suối vàng mãi mãi sưởi ấm cho linh hồn bố tôi. Phải chăng đó cũng là một niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi.


Nguồn: https://www.facebook.com/note.php?note_id=10150109246385347

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ trước khi sang Pháp đàm phán, năm 1946

Với tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự toàn vẹn lãnh thổ, đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, miền Nam luôn đặc biệt quan trọng trong suy nghĩ, hành động của Người. Trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo đất nước, bằng những lời lẽ cao quý nhất, trang trọng, gần gũi, giản dị và tha thiết nhất, Người đã gửi nhiều bức thư, bức điện, hay thông qua những bài nói, bài viết, trả lời phỏng vấn… để ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường cũng như lòng yêu nước sâu sắc của đồng bào, chiến sĩ miền Nam.  Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp kéo vào Sài Gòn gây hấn, tái chiếm Việt Nam. Với tinh thần "độc lập hay là chết", nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Trước khí thế chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân Nam Bộ chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng cho quân và dân

Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở Trại Kim Đồng

Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía: - Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ? Chú Thuận thưa: - Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ ! Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn - Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại - còn thế nào, các cô, các chú biết không ? Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ? - Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ. Bác Hồ mỉm cười: - Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu

Bác Hồ với sự kiện lịch sử Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954)

Mùa thu năm 1954, Bác Hồ với Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể từ “Thủ đô gió ngàn” Việt Bắc lại trở về giải phóng Thủ đô Hà Nội khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp xâm lược; để rồi bước vào một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, tái thiết đất nước. Bác Hồ trong lễ duyệt binh ngày 1/1/1955 Trong thời điểm lịch sử bước ngoặt quan trọng này, Bác Hồ đã có nhiều cuộc họp với Trung ương và Hội đồng Chính phủ để giải quyết nhiều nhiệm vụ chính trị, quân sự, ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội, nội vụ và tổ chức cán bộ…, đồng thời, tổ chức tiếp quản, giải phóng Thủ đô Hà Nội theo đúng Hiệp định Giơnevơ, nhanh chóng và có hiệu lực. Công tác tổ chức, bố trí cán bộ cách mạng trên cả nước được đặt ra và phải giải quyết kịp thời. Theo quyết định của Tru