Chuyển đến nội dung chính

Quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức

phong cach ung xu

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các trí thức năm 1964. 

( GS. Trần Hữu Tước ngồi bên trái Bác Hồ). Ảnh http://baotanglichsu.vn/

Hồ Chí Minh đến với trí thức từ sớm, từ việc tiếp xúc với Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, đến với những thanh niên tiểu tư sản trong Tâm Tâm xã, và chính Người đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mà thành phần chủ yếu là trí thức và sinh viên.
Những tư duy sớm về tri thức và trí thức được khẳng định một cách dứt khoát trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ngay khi Đảng ta vừa ra đời. Trong Sách lược vắn tắt của Đảng có đoạn: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”(1). Chương trình tóm tắt của Đảng viết: “Đảng lôi kéo tiểu tư sản trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản”(2).
Trong quá trình vận động đi đến Cách mạng Tháng Tám, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức được triển khai trong thực tiễn. Tháng 5/1941, theo sáng kiến của Người, Mặt trận Việt Minh ra đời. Trong Chương trình Việt Minh, mục Văn hóa giáo dục ghi rõ việc “lập các trường chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài; khuyến khích và giúp đỡ các hạng trí thức được phát triển tài năng của họ”.
Trong Mười chính sách của Việt Minh (1941) và Kính cáo đồng bào (06/6/1941), Hồ Chí Minh đã đưa “các hiền nhân chí sĩ” lên hàng đầu. Sau khi Mặt trận Việt Minh thành lập, nhiều tổ chức của trí thức cũng lần lượt ra đời như Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam (1943), Đảng Dân chủ Việt Nam (1944), góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn tới “Nhân tài và kiến quốc”. Người khẳng định “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”(3). Với quan điểm đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, bằng tấm lòng bao dung rộng mở, Người tiếp tục quy tụ toàn dân tộc, tập hợp đội ngũ các nhà trí thức vào Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, giúp Chính phủ nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đất nước. Trong bài phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ngày 10/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “... Các ngài đã đem tài năng tri thức, lo bồi bổ về mặt kinh tế và xã hội. Các ngài xứng đáng là những chiến sĩ xung phong. Tôi mong rằng các ngài cũng sẽ đem hết tài năng và tri thức giúp cho Chính phủ về mặt kiến thiết. Các ngài sẽ là những cố vấn có kinh nghiệm, có tài năng của Chính phủ”(4).
Người chú trọng đội ngũ các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, nhà giáo, những nhà nho danh tiếng, kể cả quan lại cũ. Người đặc biệt quan tâm tìm người tài đức. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”(5).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động, trực tiếp đến gặp nhiều nhân sĩ, trí thức. Rất đau lòng khi được tin một số người có tư tưởng bài xích trí thức, Người đã chủ động gặp ông Hoàng Xuân Hãn để hỏi ý kiến về tình hình trí thức và thể hiện quan điểm muốn trí thức đi về phía Chính phủ. Sau đó ông Hoàng Xuân Hãn đã được cử vào phái đoàn đi dự Hội nghị trù bị Đà Lạt, tháng 4/1946(6). Sau lần sang Pháp với tư cách là thượng khách của nước Pháp (từ tháng 5/1946 đến tháng 9/1946), trước khi về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc ông Hoàng Minh Giám “nhớ tìm gặp các bạn quen, giữ quan hệ với họ”. Trong kháng chiến dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn không quên gửi một công điện cảm ơn một trí thức - thi sĩ vì đã tặng Người tập thơ(7).
Thái độ chân thành trọng dụng trí thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ tư tưởng đại đoàn kết dân tộc vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Do không hiểu được tư tưởng lớn của Bác, một số người băn khoăn về việc Người sử dụng cả quan lại cũ trong bộ máy nhà nước mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Chính sách của Chính phủ trước sau vẫn là đại đoàn kết. Đối với các vị quan lại cũ cũng như đối với tất cả các giới đồng bào, những người có tài có đức thì Chính phủ đều hoan nghênh ra gánh việc nước”(8). Người khẳng định một cách dứt khoát: “Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều”(9). Dù cũ hay mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã góp một phần quan trọng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quý trọng trí thức không chỉ trên nhận thức về vị trí, vai trò của trí thức, mà bằng nhiều hành động cụ thể Người cố gắng xây dựng, tổ chức đội ngũ trí thức ngày càng hùng hậu. Sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra tổ chức của trí thức là Đảng Xã hội Việt Nam (22/7/1946). Đó là một tổ chức thu hút, tập hợp mọi bộ phận trí thức khác nhau từ các thầy giáo, thầy thuốc, đến các trí thức hoạt động trong các lĩnh vực văn học,  nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật. Với từng loại trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những lời dặn dò thân tình, chu đáo. Với anh chị em văn hóa và trí thức, Người cho rằng “ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”. Với anh chị em giáo viên, Người coi đó là những người “vô danh anh hùng”. Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích. “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Với trí thức ngành Y, Người nhấn mạnh “Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”. v.v…
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trí thức rất sâu sắc và toàn diện. Trước hết, Người yêu cầu và đòi hỏi trí thức phải đi vào quần chúng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, lấy hạnh phúc của nhân dân làm cơ sở. Trí thức là hiểu biết, có hiểu biết về khoa học tự nhiên và hiểu biết về khoa học xã hội. Dù hiểu biết nào thì cũng phải đem cái tri thức đó áp dụng vào thực tế. Nếu hiểu biết không đưa ra thực hành, thì khác nào một “cái hòm đựng sách”. Nhiệm vụ đấu tranh lớn nhất, bao trùm là đấu tranh dân tộc, đấu tranh xã hội nhằm đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho đất nước và nhân dân. Vì vậy, theo quan điểm Hồ Chí Minh, công nông trí thức hóa và trí thức công nông hóa. Tức là anh em trí thức cũng phải biết trọng lao động, biết làm lao động, đồng thời nâng cao trình độ công nông về văn hóa và lý luận. Nói tới trí thức là gắn chặt với công cuộc kiến thiết, một nhiệm vụ khó hơn chống đế quốc, phong kiến. Vì vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bậc trí thức “có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, là làm gương cho dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân”. Theo Người, những người trí thức muốn làm tròn nhiệm vụ thì phải “1. Khổ cán, 2. Hạnh cán, 3. Thực cán” (làm việc hết sức mình, làm việc chất lượng, làm việc có hiệu quả, có năng suất)(10).
Trong khi ca ngợi trí thức có ưu điểm là một bộ phận trí thức Việt Nam đã chịu khó chịu khổ đi với kháng chiến, phục vụ kháng chiến, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những khuyết điểm của trí thức. Những khuyết điểm đó gồm cá nhân chủ nghĩa, tính không kiên quyết, thái độ chờ đợi, bàng quan, óc làm thuê, tính bảo thủ. Về tính bảo thủ, Người phân tích: “Tính bảo thủ tức là không có sáng kiến. Trước thế nào là sau cứ làm thế. Không có chịu suy nghĩ ra cái mới. Nghĩ đến cái mới là ngại, không muốn tiến bộ”(11).
Không phải chỉ đòi hỏi trí thức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tạo mọi điều kiện từ ưu đãi vật chất đến chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức cách mạng. Quan điểm của Người rất rõ ràng: Lao động trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ, phát triển tài năng. Lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới, tiến đến chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, “trí thức không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi

Nguồn :http://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong-ho-chi-minh/6674-phong-cach-ung-xu-cua-ho-chi-minh-voi-tri-thuc.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ trước khi sang Pháp đàm phán, năm 1946

Với tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự toàn vẹn lãnh thổ, đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, miền Nam luôn đặc biệt quan trọng trong suy nghĩ, hành động của Người. Trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo đất nước, bằng những lời lẽ cao quý nhất, trang trọng, gần gũi, giản dị và tha thiết nhất, Người đã gửi nhiều bức thư, bức điện, hay thông qua những bài nói, bài viết, trả lời phỏng vấn… để ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường cũng như lòng yêu nước sâu sắc của đồng bào, chiến sĩ miền Nam.  Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp kéo vào Sài Gòn gây hấn, tái chiếm Việt Nam. Với tinh thần "độc lập hay là chết", nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Trước khí thế chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân Nam Bộ chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng cho quân và dân

Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở Trại Kim Đồng

Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía: - Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ? Chú Thuận thưa: - Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ ! Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn - Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại - còn thế nào, các cô, các chú biết không ? Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ? - Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ. Bác Hồ mỉm cười: - Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu

Bác Hồ với sự kiện lịch sử Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954)

Mùa thu năm 1954, Bác Hồ với Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể từ “Thủ đô gió ngàn” Việt Bắc lại trở về giải phóng Thủ đô Hà Nội khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp xâm lược; để rồi bước vào một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, tái thiết đất nước. Bác Hồ trong lễ duyệt binh ngày 1/1/1955 Trong thời điểm lịch sử bước ngoặt quan trọng này, Bác Hồ đã có nhiều cuộc họp với Trung ương và Hội đồng Chính phủ để giải quyết nhiều nhiệm vụ chính trị, quân sự, ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội, nội vụ và tổ chức cán bộ…, đồng thời, tổ chức tiếp quản, giải phóng Thủ đô Hà Nội theo đúng Hiệp định Giơnevơ, nhanh chóng và có hiệu lực. Công tác tổ chức, bố trí cán bộ cách mạng trên cả nước được đặt ra và phải giải quyết kịp thời. Theo quyết định của Tru