Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Tác phẩm "Đạo Đức cách mạng" (12/1958)

Trước tình hình mới của cách mạng, tháng 12 - 1958, dưới bút danh Trần Lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Ðạo đức cách mạng. Tác phẩm được in lần đầu trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), sau đó được Nhà xuất bản Sự thật (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ngày nay) in thành sách và phát hành ngay trong tháng 12 - 1958. Tuy  cuốn sách mỏng, chưa đầy 20 trang, nhưng  nội dung rất phong phú, cách viết súc tích, văn phong giản dị, dễ hiểu, chứa đựng những tư tưởng lớn về đạo đức mới - đạo đức cách mạng.  Phần đầu tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích về nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân, giải thích về sự tồn tại những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, trong các cơ quan đảng và chính quyền của chúng ta. "Từ khi có chế độ của riêng thì xã hội chia thành giai cấp, giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, do đó có mâu thuẫn xã hội, có đấu tranh giữa các giai cấp và từ đó, người nào cũng thuộc vào hoặc giai cấp này hoặc giai cấp khác... Sinh t

Những nhận thức khác nhau về Hồ Chí Minh - một chiến sĩ quốc tế - một số vấn đề

Hiện có hàng trăm tác phẩm và công trình nghiên cứu, hàng nghìn bài viết của các tác giả nước ngoài về Hồ Chí Minh, với những màu sắc, khuynh hướng chính trị, mục đích, ý đồ khác nhau. Trong số đó có nhiều sách báo viết về hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh. Chúng tôi tập trung vào ba vấn đề chủ yếu, liên quan đến nội dung cuốn sách này. Thứ nhất , về động cơ ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, mở đầu cuộc hành trình đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc, cũng bắt đầu cho hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Vấn đề Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặt ra và lý giải: "Vì sao Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài?", "Tại sao Người không đi Nhật theo phong trào Đông Du, lại sang Pháp, đến các nước phương Tây?". Câu chuyện đã rõ với những luận điểm của các nhà khoa học Việt Nam và một số nhà sử h

Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam

Từ ngày Báo Thanh niên ra số đầu tiên 21-6-1925 đến tháng 8-1945, trong vòng 20 năm, hoạt động báo chí nước ta luôn gắn liền với cuộc vận động cách mạng của nhân dân. Sau bao năm bôn ba ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước và sáng lập tờ Việt Nam độc lập, nhằm kêu gọi nhân dân đoàn kết đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp. Hàng loạt tờ báo, tạp chí khác cũng được thành lập như Cứu quốc, Cờ giải phóng, Tạp chí Cộng sản và nhiều tờ báo ở các địa phương đã góp phần tuyên truyền đường lối cứu nước trong cán bộ, nhân dân. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, báo chí cách mạng được Đảng trao cho sứ mệnh là người tiên phong trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với quan điểm xuyên suốt: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đây cũng là mục tiêu, là tiêu chí quy định chức năng, nhiệm vụ; đồng thời cũng là môi trường phát triển của nền báo chí nước nhà. Với Bác Hồ, mặc dù bận rất nhiều công việc củ

Hồ Chí Minh chân dung một con người

Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh

I. PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH 1   .   Nhận thức chung về phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh 1.1. Quan niệm về phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh Phương pháp cách mạng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là một nhà lý luận, một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Người rất quan tâm giải quyết và giải quyết thành công trên cả hai phương diện chiến lược cách mạng và phương pháp cách mạng. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, đường lối cách mạng và những tư tưởng chính trị đúng đắn của Hồ Chí Minh có vị trí vô cùng quan trọng. Song, chỉ có sự đúng đắn của đường lối cách mạng, tư tưởng chính trị, cũng chưa đủ để đưa cách mạng đến thành công. Tư tưởng chính trị, chiến lược cách mạng có được hiện thực hoá hay không, có trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, được quần chúng tiếp nhận như một nhu cầu thiết yếu hàng ngày, định hướng hành động, biến thành sức mạnh vật chất trong đấu tranh của họ hay không còn