Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2018

Những hoạt động trên đất Trung Hoa (1938- 1940)

Từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc vượt biên giới Xô - Trung đến Lan Châu (thủ phủ tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc), nơi có văn phòng của quân giải phóng Trung Quốc, để từ đó đi Tây An rồi Quảng Tây và tìm đường về nước hoạt động.  Đây lần thứ ba người đến Trung Quốc - lần thứ nhất vào năm 1924 - 1927, lần thứ hai vào những năm 1929 - 1934. Mỗi thời kì Người đến Trung Quốc có bối cảnh lịch sử không giống nhau và nhiệm vụ của Người cũng khác nhau. Lần thứ nhất, người làm nhiệm vụ của một cán bộ của Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Nông dân, chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lần thứ hai, Người chủ trì Hội Nghị thành lập Đảng và trải qua những năm tháng trong nhà tù ở Hồng Kông. Lần thứ này mục đích chính của Người là về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam; nhưng trên đường về nước, trong những năm sống và làm việc trên đất Trung Quốc, Nguyễn Ấi Quốc cũng đóng góp cho phong trào cách mạng nước bạn. Trong "quân phục và phù hiệu" Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá

Lãnh tụ Hồ Chí Minh có ý tưởng viết Tuyên ngôn Độc lập từ bao giờ?

QĐND -  Ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập , công bố sự ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Văn kiện lịch sử đó mở đầu cho việc pháp lý hóa thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Vậy, Hồ Chí Minh có ý tưởng viết Tuyên ngôn Độc lập từ bao giờ? Trong cuốn sách  Ho Chi Minh: A biographical Introduction, NY, 1973  (Hồ Chí Minh: Giới thiệu tiểu sử), Sác-lơ Phen (Charles Feen) đã cho chúng ta biết một số chi tiết thú vị liên quan tới việc Hồ Chí Minh có ý tưởng chuẩn bị tài liệu cho  Tuyên ngôn Độc lập  của Việt Nam: “Cục cứu trợ không quân trên mặt đất (viết tắt theo tiếng Anh là AGAS) đã thông báo cho tôi về một ông già Việt Nam không những chỉ giúp cứu phi công Mỹ bị bắn rơi, mà còn liên quan tới một tổ chức chính trị rộng lớn. AGAS còn nói rằng, ông già ấy hiện đang có mặt tại Côn Minh và thỉnh thoảng còn gặp trong Cục Thông tin chiến tranh Hoa Kỳ, là nơi ông thường lui tới để đọc đủ thứ, từ tờ  Thời b

Sự gặp gỡ về tư tưởng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sự gặp gỡ, thống nhất về tư tưởng giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên vấn đề tự phê bình và phê bình trong Đảng là tiền đề quan trọng dẫn đến sự thống nhất về đường lối tổ chức của Đảng ta. Nó không chỉ là ngọn nguồn sự sáng tạo cách mạng của hai nhà lãnh đạo, mà còn là nhân tố quan trọng để Đảng ta nhanh chóng vươn lên cầm quyền ở Việt Nam giữa những năm 40 của thế kỷ 20. 1 . Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo là chính đảng theo đường lối chủ nghĩa Mác-Lênin. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, song hành với nhiệm vụ lãnh đạo dân tộc đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, Đảng luôn coi trọng nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, chính trị, tổ chức; vì đây là nhiệm vụ "then chốt" để thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo và tăng cường sức chiến đấu.Trên thực tế, Đảng vừa ra sức lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh trong Đảng để củng cố hệ thống tổ chức trước sự

Lê Hồng Phong: Một trong những người được Chủ tịch Hồ Chí Minh đào tạo

Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hội này trở thành tổ chức tiền thân quan trọng nhất của Đảng ta sau này. Về tổ chức, dù chưa phải là Đảng Cộng sản nhưng Hội có hạt nhân là Cộng sản đoàn và đặc biệt hơn, từng bước Bác Hồ lựa chọn những đồng chí xuất sắc nhất để giới thiệu họ vào Đảng Cộng sản Trung Quốc… Cùng với Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong là một trong số những người đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc đào tạo theo chiến lược cán bộ ấy.  Cuộc đời Lê Hồng Phong được các nhà sử học cách mạng nhắc đến khá nhiều, nhất là khi Bác Hồ xuất hiện ở Quảng Châu (11-1924). Đó là thời điểm tổ chức Tâm Tâm xã do Phan Bội Châu lập ra đang khủng hoảng, thì cũng là lúc đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu với tư cách đại biểu của Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt chú ý nhóm các nhà cách mạng trẻ tuổi, trong đó có Lê Hồng Phong. Chính những người này là những nhân vật nòng cốt cho khóa huấn luyện cách mạng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc. Tham gia lớp

Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ

Người chỉ rõ: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(1) Đó là lời nói thể hiện hoài bão lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người đã dành trọn cả cuộc đời cho việc thực hiện hoài bão ấy. Ngay sau khi tuyên bố nước nhà được độc lập, một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Người chỉ ra là “diệt giặc dốt” và Người đã phát động phong trào Bình dân học vụ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu  những chỉ đạo cùng với sự quan tâm của Người với phong trào Bình dân học vụ qua tài liệu lưu trữ. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu học. Nhưng hơn tám mươi năm Pháp thuộc, thực dân Pháp đã câu kết với bè lũ phong kiến, địa chủ kìm hãm nhân dân ta trong