Từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc vượt biên giới Xô -
Trung đến Lan Châu (thủ phủ tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc), nơi có văn phòng
của quân giải phóng Trung Quốc, để từ đó đi Tây An rồi Quảng Tây và tìm đường
về nước hoạt động. Đây lần thứ ba
người đến Trung Quốc - lần thứ nhất vào năm 1924 - 1927, lần thứ hai vào những
năm 1929 - 1934. Mỗi thời kì Người đến Trung Quốc có bối cảnh lịch sử không
giống nhau và nhiệm vụ của Người cũng khác nhau. Lần thứ nhất, người làm nhiệm
vụ của một cán bộ của Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Nông dân, chuẩn bị điều kiện
để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lần thứ hai, Người chủ trì Hội Nghị thành
lập Đảng và trải qua những năm tháng trong nhà tù ở Hồng Kông. Lần thứ này mục
đích chính của Người là về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam; nhưng
trên đường về nước, trong những năm sống và làm việc trên đất Trung Quốc,
Nguyễn Ấi Quốc cũng đóng góp cho phong trào cách mạng nước bạn. Trong
"quân phục và phù hiệu" Bát lộ quân, quân hàm thiếu tá với bí danh Hồ
Quang"[1],
Người làm việc tại Phòng Cứu vong, thuộc Văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm.
Hồ Khải Quân, người Trung Quốc, phụ trách Phòng
Cứu vong, đã kể lại hoạt động của Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ như sau: “Tôi cùng
công tác với đồng chí Hồ Chí Minh từ cuối năm 1938 đến Xuân – Hè 1939 tại Phòng
Cứu vong của Văn phòng Bát lộ quân ở Quế Lâm và cùng ở trong một ngôi nhà lớn ở
phía tây đường sắt trong thôn Lộ Mác. Hồi đó, Người mang tên là Hồ Quang, tiếng
nói pha giọng Quảng Đông, tôi cứ tưởng đồng chí ấy là người Quảng Đông. Hồ
Quang là ủy viên y tế iêm ủy viên bích báo; vì vậy cũng là thành viên lãnh đạo
phòng. Tôi còn nhớ Hồ Quang từng phụ trách kiểm tra vệ sinh, làm việc rất chu
đáo, yêu cầu rất nghiêm khắc… Hồ Quang còn phụ trách biên tập tờ Sinh hoạt tiểu báo, một tờ báo nhỏ chuyền tay nhau đọc trong nội bộ cơ quan
chúng tôi. Bản thảo được chép lại bằng bút lông rồi đóng thành tập. Nội dung
chủ yếu là những sinh hoạt trong cơ quan, có biểu dương, có phê bình, khoảng 10
ra một số. Ngoài công việc biên tập và chép lại, Hồ Quang còn viết nhiều bài,
có lúc làm cả những bài thơ nhỏ theo thể thơ cổ của Trung Quốc”[2].
Trong thời gian này, vào ngày 7-7-1937, quân
phiệt Nhật tấn công bất ngờ vào Lư Câu Kiều (gần Bắc Kinh) và xâm lược với quy
mô trên cả nước, hòng đặt nền móng thống trị ở Trung Quốc. Chúng đàn aspp dã
man và bóc lột thậm tệ nhân dân Trung Quốc. Trong tình hình ấy, Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân quyết tâm đánh giặc, cứu nước. Trận lớn đầu tiên
ở Bình Hình Quan (Sơn Tây), Quân giải phóng Trung Quốc tiêu diệt hơn 3.000 quân
tinh nhuệ của quân phiệt Nhật, cổ vũ niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Nhật. Nguyễn ÁI Quốc đã viết nhiều bài tố cáo tội ác của phát xít
Nhật, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Trung Quốc chiến dấu anh
dũng chống kẻ thù xâm lược. Dưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc với bút danh
P.C.Lin, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đăng các bài này trên các báo Việt Nam[3].
Trog bài “Người
Nhật Bản muốn khai hóa Trung Quốc như thế nào?”, đăng trên báo Notre Voix
(Tiếng nói của chúng ta) ngày 12-2-1939 và ngày 5-3-1939, Nguyễn Ái Quốc đưa
vào tư liệu về tội ác của phát xít Nhật đã gây ra ở trại tị nạn Nam Kinh từ
giữa tháng 12-1937 đến giữa tháng 12-1938. Chúng đã tàn sát dã mann nhân dân, bắt
cóc, hãm hiếp hàng chục nghìn đàn bà, con gái Trung Quốc ở lứa tuổi khác nhau.
Theo tác giả, những vụ việc, những con số khách quan ấy, tuy chưa phản ánh đầy
đủ tội ác của phát xít Nhật, nhưng “những bằng chứng xác thực đó do ngay tính
chất xác thực của chúng, cũng đẫ đủ cho người ta có ý niệm về những gì bọn Nhật
đã và đang tiến hành ở Trung Quốc và cũng như những gì mà chúng nhất định sẽ
tiến hành tại các nước khác ở Châu Á, nếu một khi chúng đã thắng được nhân dân
Trung Quốc”[4].Sự
dự đoán tài tình này đã được xác nhận khi phát xít Nhật mở rộng sự xâm lược của
chúng ở các nước Châu Á. Mặt khác, trước sự run sợ của chính quyền Tưởng Giới
Thạch về sức mạnh Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định tinh thần yêu nước,
chiến đấu anh dũng của nhân dân Trung Quốc và tin rằng “những sự tàn bạo của bọ
Nhật sẽ được đáp lại một cách đích đáng bằng chủ nghĩa anh hùng vô song của
những người Trung Hoa đang chiến đấu cho nền độc lập và sinh mệnh mình”[5].
Trong “Thư từ Trung Quốc” đăng trên báo Notre
Voix ngày 9-4-1939, với bút danh P.C.Lin, Nguyễn Ái Quốc không nhằm miêu tả
những sự kiện chính trị quan trọng nhất của Hội đồng chính trị quốc gia của
Trung Quốc lúc bấy giờ mà chủ yếu chỉ rõ sự cần thiết xây dựng thống nhất của
Đảng Cộng sản và Quốc Dân đảng Trung Quốc trong mặt trận dân tộc chống Nhật,
Người cũng lên án chủ nghĩa thất bại và khuynh hướng đấu hàng của Uông Tinh Vệ.
“Thư từ Trung Quốc” đăng trên báo Notre Voix ngày 16-4-1939 không chi miêu tả
sự sa lầy của quân xâm lược Nhật Bản bằng các tài liệu, sự kiện cụ thể chính
xác, mà còn nêu lên sự dũng cảm thông minh của “anh em du kích chúng tôi đánh
giặc chủ yếu là bằng mưu mẹo và sự bất ngờ”[6]. Trong một loạt bài khác “Chủ
nghĩa anh hùng của công nhân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống Nhật” , “về
chủ nghĩa Tơrốkít”… Nguyễn Ái Quốc không chỉ miêu tả phong trào yêu nước của
nhân dân Trung Quốc chống Nhật mà còn đấu tranh chống những luận điệu và hoạt
động của bọn Tơrốtkít.
Thông qua các bài viết “Thư từ Trung Quốc”,
Nguyễn Ái Quốc truyền đạt cho Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhân dân Việt Nam những
nội dung chính về đường lối, chủ trương của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế
Cộng sản và việc vận dụng vào cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Người nêu tám điểm xác định đường lối chủ trương của Đảng trong thời kì Mặt
trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) trong tài liệu “Những chỉ thị mà tôi nhớ
và truyền đạt”. Có thể xem tài liệu này là sự tổng kết lý luận, qua thực tiễn
cách mạng, những vấn đề có tính chất nguyên lý. Đó là việc xác định các mục
tiêu đấu tranh trước mắt, phù hợp với điều kiện cụ thể, mà không xa rời mục tiêu
chung lâu dài; việc “ra sức tổ chức Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi”, bao gồm
người “bản xứ” và những người tiến bộ ở “chính quốc”; việc thu hút tư sản dân
tộc vào Mặt trận để không đẩy họ “rơi vào tay bọn phản động (…) tăng thêm lực
lượng cho chúng”; việc kiên quyết đấu tranh bọn Tơrốtkít… Người đặc biệt lưu ý
việc mở rộng Mặt trận đoàn kết trong nước và quốc tế, xác định nguyên tắc xây
dựng Mặt trận trên cơ sở “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh
đạo của mình mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và
phải chân thực nhật”. Ngươi cũng căn dặn phải “học tập có hệ thống chủ nghĩa
Mác-Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và chính trị cho các đảng viên”[7]. Những ý kiến tổng kết
mang tính lý luận và thực tiễn cao, thể hiện quan điểm đúng về việc giải quyết
mối quan hệ giữa “dân tộc” và “giai cấp” , đối với cách mạng Việt Nam và các
nước thuộc địa và phụ thuộc khác.
Với mục đích trở về nước hoạt động, Nguyễn Ái
Quốc đi dần về phía nam Trung Quốc, tìm cách bắt liên lạc với Đảng, tổ chức yêu
nước Việt Nam. Trong khi chờ đợi, Người vẫn hoàn thành những nhiệm vụ được giao
với cương vị một can bộ Quân giải phóng Trung Quốc. Người đã tham gia tổ chức
các lớp huấn luyện du kích Nam Nhạc (Hồ Nam)[8] phụ trách việc nghe đài,
lấy tin cho lớp huấn luyện (tháng 2 và tháng 6-1939). Năm 1940 ở Quế Lâm,
Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho tờ Cứu
vong nhất báo một tờ báo do Đảng Cộng sản lãnh đạo trong thời kì chiến
tranh chống Nhật. Với bút danh “BìnH Sơn”, Người viết nhiều bài phân tích âm
mưu và tình hình suy yếu của bọn phát xít Mútxôlini (trong bài “Con nhái và con
bồ, số ngày 24-11-1940). Bản chất bán nước của Pêtanh và chính phủ Visi được
vạch rõ trong bài “Hai chính phủ Vécxây” số ra ngày 29-11-1940. Sự đoàn kết ủng
hộ giữa nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung được trình bày trong bài “Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của
Trung Quốc” số ra ngày 4-12-1940. Còn bài viết còn vạch trần những sự bịa đặt
của bọn thực dân, đế quốc về cách mạng Việt Nam, những âm mưu của các tổ chức
phản động như Việt Nam phục quốc quân (trong bài “Việt Nam phục quốc quân hay
là mại quốc quân” số ra ngày 18-12-1940).
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc ở làng Tân Khư
(Tĩnh Tây, Quảng Tây, Quảng Tây) bắt được liên lạc với Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương và chuẩn bị kế hoạch về nước. Trong thời gian ấy, Người đã tổ chức
các lớp học và trực tiếp huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam
. Nhân dân Trung Quốc ở làng Nậm Quang và Nậm Tây (Tĩnh Tây, Quảng Tây) phần
lớn là người Nùng, đã hết lòng che chơ, giúp đỡ những người cách mạng Việt Nam
anh em hoạt động học tập, Nguyễn ÁI Quốc đã được nhân dân địa phương yêu mến,
vì Người sống gần gũi, chan hòa, hết lòng tôn trọng yêu thương quần chúng.
Trng thời gian ở Trung Quốc (1938-1940) Nguyễn
Ái Quốc theo dõi tình hình thế giới, phân tích diễn biến chính xác, rút ra
những kết luận đúng đắn. Tháng 9-1939 khi chiến tranh thế giới nổ ra, Người dự
đoán chiến tranh có thể lan đến Thái Bình Dương, nhưng chủ nghĩa phát xít nhất
định sẽ bị tiêu diệt và đây là thời cơ cho cách mạng thành công. Cuối tháng
6-1940, sau khi nghe tin Pari thất thủ, Pháp đầu hàng Đức, Người nhận định “việc
Pháp mất nước là một cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam, ta phải tìm mọi
cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách
mạng”[9]. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc
quyết định nhanh chóng về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, tranh thủ thời cơ
để giải phóng đất nước.
(trích GS.TS. Phan Ngọc
Liên, chiến sĩ quốc tế Hồ Chí Minh hoạt
động thực tiễn và lý luận cách mạng, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010,
tr178-186)
[1] Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.2,
tr.87.
[2] Tư liệu phỏng vấn của Nhà
lưu niệm “Bát biện” Quế Lâm, dẫn theo Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc, NXB. Giải phóng quân, Bắc Kinh, 1987, tiếng trung, tr.54-55.
[3] Những bài báo, ghi “Thư từ
Trung Quốc” được đăng trên tuần báo Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta), một tờ
báo công khai của Đảng Cộng Sản Đông Dương, xuất bản ở Hà Nội. Với nội dung
tương tự, báo Dân chúng, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng Sản Đông Dương xuất bản
ở Sài Gòn, đăng liền ba số: 46 (ngày 21-1-1939), 47 (ngày 24-1-1939) và 48
(ngày 27-1-1939) dưới đầu đề “Những sự hung tàn của đế quốc Nhật”. Đây là lần đầu
tiên, báo chí công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì vận động dân
chủ đăng bài của Nguyễn ÁI Quốc (cũng là lần đầu tiên bài viết của Người đăng
trên báo Đảng).
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.3, tr.98.
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.3, tr.108.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.3, tr.138-139.
[8] Đây là lớp huấn luyện du
kích do Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác tổ chức, ở các lớp
này , Tưởng Giới Thạch yêu cầu Đảng Cộng sản cử cán bộ đến giảng dạy về chiến
thuật du kích . Diệp Kiếm Anh cùng một số cán bộ quân sự của Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã đến giảng dạy. Nguyễn Ái Quốc tham gia lớp huấn luyện với tên và
chức vụ công khai : Thiếu tá Hồ Quang, nhân viên điện đài.
[9] Vũ Anh: "Những tháng ngày gần Bác", trong cuốn Bác Hồ về nước, Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng, 1986, tr.15.
Nhận xét
Đăng nhận xét