Chuyển đến nội dung chính

Hồ Chí Minh nghĩ về văn hóa và lịch sử – GS Trần Quốc Vượng

Bài viết của GS Trần Quốc Vượng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 9 năm 2005, trang 29-30.

Văn hoá, hiểu theo nghĩa nhân văn rộng rãi, là lối sống riêng và đầy đủ bản sắc của một dân tộc hoặc một xã hội. Trải nhiều đời, có sự trao truyền văn hoá từ thế hệ ông bà sang thế hệ cháu con qua giáo dục gia đình, xã hội. Theo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, trong truyền thống dân tộc cũng có cái tốtcái xấu. Tiến lên công nghiệp hoá – hiện đại hoá – đô thị hoá, khu vực hoá – toàn cầu hoá, ta cần có ý thức chọn lọc, giữ gìn tinh hoa dân tộc truyền thống, hội nhập những tinh hoa ngoại sinh – nhất là lối sống dân chủ – khoa học, loại trừ một cách dường như­ tự nhiên những hủ tục, những tập quán không còn hợp thời.

Từ đầu thập kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc đã có một nhận xét tổng quát là: Đại đa số ngư­ời Việt Nam sống ở làng (giờ đây vẫn còn là thế), mà một trong những vấn đề quan trọng nhất của lối sống ở làng là lối sống tình nghĩa, nh­ưng mặt trái của nó là vấn đề sĩ diện: “Giấy rách giữ lấy lề”, “miếng giữa làng hơn sàng xó bếp”, ma chay linh đình “sống về mồ mả, ai sống về cả bát cơm”, “ăn lấy đời, chơi lấy thời”.

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi một lối sống, một nếp sống khẩn tr­ương, năng động, chính xác, khoa học, “có lý – có tình”, không thể lúc nào cũng “chín bỏ làm m­ời, năm bỏ làm ba”.

Thế kỷ XX là thời đại của sự giao lư­u văn hóa Đông Tây; lối sống Việt Nam, nhất là ở đô thị, chịu nhiều ảnh hư­ởng văn hóa phương Tây, nhất là văn hóa Pháp và đặc biệt là sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin từ phư­ơng Tây, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua Đông Á vào Việt Nam. Ngay từ 1924, từ Mát-xcơ-va, Nguyễn Ái Quốc đã l­ưu ý các đồng chí của Ng­ười rằng nền tảng lịch sử của chủ nghĩa Mác là lịch sử châu Âu mà lịch sử châu Âu thì không phải là lịch sử toàn thế giới. Theo ý Ng­ười, lịch sử và thực trạng Viễn Đông và Việt Nam có nhiều nét khác biệt, do vậy chúng ta phải bổ sung điều chỉnh và củng cố chủ nghĩa Mác bằng các tư­ liệu nhân học phư­ơng Đông[1]. Đối với tôi, một nhà khoa học xã hội và nhân văn đã vư­ợt quá 60 tuổi đời và 40 tuổi nghề, thì đấy là một “mặc khải” (Révélation)!

Theo Ngư­ời, cần hết sức thận trọng khi áp dụng lý thuyết “Đấu tranh giai cấp” ở phương Tây vào thực tế Việt Nam.

Làng Việt Nam, tới trư­ớc và trong thời Pháp thuộc, sự phân hóa giàu – nghèo, phân tầng xã hội đã khá rõ rệt. Song theo sự phân tích của cố GS Từ Chi, sự phân hóa giai cấp ở các làng cổ truyền ngư­ời Việt vẫn “nhạt nhòa”, do sự níu kéo của chế độ công điền, của quan hệ tình nghĩa anh em, họ hàng, làng xóm, do môi sinh xã hội là cái biển tiểu nông “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.

Cũng theo ý Nguyễn Ái Quốc, lý thuyết tiến hóa: chế độ nô lệ – chế độ nông nô – chế độ t­ư bản chỉ đúng với ph­ương Tây. Ở Viễn Đông, không có thể chế chính trị chiếm hữu nô lệ, không có (hoặc hiếm có) nông nô (ngư­ời tiểu nông Việt Nam vẫn có làng và chế độ quân cấp công điền). Và, Ngư­ời ủng hộ định hư­ớng con đ­ường phát triển phi t­ư bản chủ nghĩa (kiểu cũ) ở Việt Nam.

Chúng ta có thói quen nói rằng ng­ười Việt Nam có truyền thống đoàn kết và để “minh họa” điều đó, chúng ta th­ường dẫn câu của Bác Hồ vĩ đại:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công

Chúng ta quên mất một quy luật lớn của tâm lý học là quy luật “bù trừ”: Khi luôn luôn phải hô hào đoàn kết là vì trong thực tế xã hội vẫn có nhiều sự mất đoàn kết. Khi luôn luôn hô hào “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, đấy là vì thực tế xã hội Việt Nam ch­a xây dựng xong một thể chế nhà nước pháp quyền với một hệ thống tương đối hoàn chỉnh luật dân sự và hình sự, ng­ười dân Việt Nam quen lối sống duy tình, theo lệ làng hơn là theo luật nư­ớc.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, theo tôi, là một con ng­ười rất hiểu tâm lý quần chúng và cán bộ. Tr­ước quốc dân đồng bào, Ngư­ời hô hào đoàn kếtĐoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết! Nh­ưng trong các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng, ngay từ 1926 ở Quảng Châu, Ngư­ời đã nêu hai luận điểm nhận xét về như­ợc điểm của ngư­ời Việt Nam[2]:

  1. Ngư­ời Việt Nam th­ường hay mất đoàn kết, ganh tị, đấu đá lẫn nhau giữa đám “gà cùng một mẹ”.
Thì thực tế đấy thôi, 3 năm sau, vẫn hình thành 3 Đảng Cộng sản của một Việt Nam và công kích nhau kịch liệt khiến Ng­ười lại phải triệu tập Hội nghị thống nhất ba đảng ở Hồng Kông 3-2-1930, sáu ngày sau Tết, để kết thành một Đảng Cộng sản Việt Nam.

  1. Ng­ười Việt Nam quen sống ở làng, ở nhà “Nhất mẹ nhì con”, không hiểu biết nhiều về tình hình toàn cục trong n­ước, trên thế giới.
*
Chúng ta là con cháu Bác Hồ, cần học tập và suy ngẫm nhiều hơn nữa về t­ư duy Hồ Chí Minh để xây dựng một nư­ớc Việt Nam mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

[1] Xem Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 (1919-1924). In lần thứ hai, Nxb CTQG, tr.464-465 “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nh­ng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu? Đó ch­a phải là toàn thể nhân loại”.
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, tr.455-456.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ trước khi sang Pháp đàm phán, năm 1946

Với tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự toàn vẹn lãnh thổ, đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, miền Nam luôn đặc biệt quan trọng trong suy nghĩ, hành động của Người. Trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo đất nước, bằng những lời lẽ cao quý nhất, trang trọng, gần gũi, giản dị và tha thiết nhất, Người đã gửi nhiều bức thư, bức điện, hay thông qua những bài nói, bài viết, trả lời phỏng vấn… để ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường cũng như lòng yêu nước sâu sắc của đồng bào, chiến sĩ miền Nam.  Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp kéo vào Sài Gòn gây hấn, tái chiếm Việt Nam. Với tinh thần "độc lập hay là chết", nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Trước khí thế chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân Nam Bộ chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng cho quân và dân

Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở Trại Kim Đồng

Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía: - Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ? Chú Thuận thưa: - Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ ! Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn - Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại - còn thế nào, các cô, các chú biết không ? Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ? - Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ. Bác Hồ mỉm cười: - Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu

Bác Hồ với sự kiện lịch sử Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954)

Mùa thu năm 1954, Bác Hồ với Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể từ “Thủ đô gió ngàn” Việt Bắc lại trở về giải phóng Thủ đô Hà Nội khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp xâm lược; để rồi bước vào một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, tái thiết đất nước. Bác Hồ trong lễ duyệt binh ngày 1/1/1955 Trong thời điểm lịch sử bước ngoặt quan trọng này, Bác Hồ đã có nhiều cuộc họp với Trung ương và Hội đồng Chính phủ để giải quyết nhiều nhiệm vụ chính trị, quân sự, ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội, nội vụ và tổ chức cán bộ…, đồng thời, tổ chức tiếp quản, giải phóng Thủ đô Hà Nội theo đúng Hiệp định Giơnevơ, nhanh chóng và có hiệu lực. Công tác tổ chức, bố trí cán bộ cách mạng trên cả nước được đặt ra và phải giải quyết kịp thời. Theo quyết định của Tru