Chuyển đến nội dung chính

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và phân hóa nông dân


C.Mác cho rằng nông dân là “một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên đều sống trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng lại không nằm trong những mối liên hệ nhiều mặt đối với nhau. Phương thức sản xuất của họ không làm cho họ liên hệ với nhau mà lại làm cho họ cô lập với nhau”. “ Trong chừng mực giữa những người nông dân chỉ có mối liên hệ địa phương thôi… sự giống nhau về lợi ích của họ không tạo nên giữa họ một tính chất cộng đồng nào, một mối liên hệ toàn quốc nào, hay một tổ chức chính trị nào – thì họ không hình thành một giai cấp”[1].          Qua 2 luận điểm trên, chúng ta thấy rằng nông dân không phải là một giai cấp. Bởi lẽ, lợi ích chung của nông dân không hợp thành một lợi ích độc lập mà phụ thuộc vào lợi ích của các giai cấp thống trị, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản- do đó, nông dân không có hệ tư tưởng, không có khả năng tổ chức ra các đảng chính trị của riêng mình. Sống trong chế độ xã hội nào thì nông dân bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội ấy, bị phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị.
Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen, Lênin nêu rõ: “Lực lượng thứ hai – tức là lực lượng đứng giữa tư bản phát triển và giai cấp vô sản. Đó là giai cấp tiểu tư sản, những người tiểu sở hữu; đó là những phần tử hợp thành tuyệt đại đa số dân cư ở nước Nga, tức là giai cấp nông dân”[2]. Dựa trên thực tế lịch sử đấu tranh cách mạng, Lênin khẳng định: “Nông dân có thể trở thành lực lượng ủng hộ một cách hoàn toàn và triệt để nhất cuộc cách mạng dân chủ”. Để phát huy khả năng cách mạng của giai cấp nông dân, Lênin cho rằng không thể dùng bạo lực để ép nông dân đi theo cách mạng mà phải cương quyết xây dựng mối quan hệ hòa thuận với họ. Lê nin nhấn mạnh, trong xã hội tồn tại áp bức, bóc lột, nông dân là giai cấp bị áp bức một cách ghê gớm, bị giam hãm và sinh hoạt trong những điều kiện vô cùng thấp kém. Vì vậy, gai cấp nông dân chỉ có thể ủng hộ và đi theo con đường cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm diệt trừ bọn đại địa chủ và bọn tư sản, ủng hộ giai cấp vô sản tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
      Theo quan điểm của Mác thì giai cấp nông dân là một giai cấp trừu tượng vì những giai cấp khác đều gắn với một phương thức sản xuất, một hình thái kinh tế - xã hội nhất định còn giai cấp nông dân thì không như thế. Nếu giai cấp tư sản, tiểu tư sản gắn với chủ nghĩa tư bản, giai cấp địa chủ gắn với phương thức sản xuất phong kiến, giai cấp công nhân gắn với chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội,… thì riêng đối với giai cấp nông dân lại không gắn với bất kỳ một phương thức sản xuất hay hình thái kinh tế - xã hội nào. Vì trong xã hội đầu tiên khi công xã nguyên thủy tan rã, ở phương Tây với hình thái chiếm hữu nô lệ có nông dân mà ở phương Đông trong phương thức sản xuất Á Châu cũng có nông dân. Trong phương thức sản xuất phong kiến, dù ở phương Đông hay phương Tây đều có sự có mặt của nông dân trong các thái ấp, điền trang, nông dân tự do, nông dân làm thuê cho địa chủ,…. Trong tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, hay ở các nước thế giới thứ ba hiện nay cũng có sự góp mặt của giai cấp nông dân. Có thể thấy rằng, nông dân có mặt ở các phương thức sản xuất khác nhau chứ không đặc trưng ở riêng phương thức sản xuất nào. Vì tính đặc thù của giai cấp nông dân mà Marx đã có những cái nhìn định hình giai cấp này trong từng phương thức sản xuất và hình thái kinh tế - xã hội khác nhau mà nó hiện diện.
Mác và Angghen đã chia cơ cấu giai cấp – xã hội ở nông thôn thành ba tầng lớp chủ yếu là tiểu nông, trung nông và phú nông. Tiểu nông là lớp dân cày nghèo, có ít ruộng, không đủ nuôi sống cho mình, phải đi làm thuê, cấy rẽ cho nhà giàu. Hạng này cày cho mình ít mà đi làm thuê cho người nhiều; Trung nông là lớp dân cày trung bình, họ có ruộng đủ để cày lấy mà sống, không phải cho thuê và nói chung không phải mướn thợ cày; Phú nông là lớp dân cày giàu, có thừa ruộng đất, tự mình và vợ con mình cày cấy lấy một phần, còn một phần không cày cấy được phải mướn người làm hoặc cho cấy rẽ. Như thế, phú nông cũng bóc lột sức lao động của những người cày thuê, cấy mướn.[3]
Angghen viết: “Trong toàn bộ nông dân, tiểu nông là tầng lớp quan trọng nhất không chỉ đối với Tây Âu nói chung. Đối với toàn bộ vấn đề, trọng tâm chính là ở tầng lớp này.”. Theo chủ nghĩa Marx – Angghen, tiểu nông là người sở hữu hoặc người đi thuê, nhất là người sở hữu một mảnh ruộng đất không lớn hơn số ruộng đất mà họ thường có thể cày cấy cùng với gia đình, cũng không bé hơn số ruộng đất cần thiết để nuôi gia đình. Angghen chỉ ra rằng: “Cũng như người tiểu thủ công, người tiểu nông này là một người lao động, anh ta khác với người vô sản hiện đại ở chỗ là anh ta còn sở hữu những tư liệu lao động”[4]. Còn theo Lenin thì tiểu nông được nói đến như những nông dân nghèo là cố nông hay những người nông dân công nhật. Đó là tầng lớp bần cùng của nông dân, cuộc sống của người nông dân ngày càng rơi xuống thấp hơn “thuế má, mất mùa, tài sản đem phân chia, kiện tụng, làm cho người dân ở nông thôn lần lượt kéo nhau đến tên cho vay nặng lãi, tình trạng mắc nợ ngày càng trở thành phổ biến và nợ nần ngày càng chồng chất lên mỗi người[5].
Đối với tầng lớp trung nông: quan điểm của Marx – Lenin., trung nông đứng về mặt kinh thế thì hiểu đó là những người tiểu nông. Họ có riêng hay lĩnh canh những mảnh đất nhỏ, nhưng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, những mảnh đất đó ngoài sự cung cấp tạm đủ cho nhu cầu gia đình và cho việc kinh doanh nông nghiệp thì ít ra trong những năm được mùa có thể khiến cho họ có được một số lương thực thừa khả dĩ trở thành một cái vốn. Và thông thường, cứ trong hai hay ba nông hộ thì có một nông hộ cần phải thuê nhân công. Lenin khẳng định “giai cấp vô sản cách mạng không thể đề ra nhiệm vụ - ít ra trong một tương lai gần đây và vào thời kỳ đầu của chuyên chính vô sản - là phải lôi cuốn được tầng lớp xã hội đó về phía mình; chỉ cần trung lập được tầng lớp xã hội đó, nghĩa là làm cho họ đứng trung lập trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản[6].
Những sự dao động khi thì ngả về phía này khi thì ngả về phía khác của tầng lớp trung nông là không thể tránh khỏi; và lúc bắt đầu thời kỳ mới, khuynh hướng chiếm ưu thế trong tầng lớp này ở các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến là tán thành giai cấp tư sản. Tầng lớp trung nông trực tiếp quan tâm tới việc đầu cơ, việc “tự do” buôn bán và chế độ tư hữu; họ trực tiếp đối kháng với công nhân làm thuê. Giai cấp vô sản chiến thắng sẽ cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt của tầng lớp xã hội bằng cách xóa bỏ chế độ địa tô và mọi thứ nợ nần cầm cố. Trong phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa, chính quyền vô sản không nên dùng biện pháp xóa bỏ ngay tức khắc và hoàn toàn chế đợt hữu; nó phải bảo đảm cho lớp tiểu nông và trung nông quyền sở hữu không những về mảnh đất riêng mà cả quyền sở hữu về toàn bộ đất đai nói chung do họ lĩnh canh (xóa bỏ chế độ địa tô). Những biện pháp như thế kết hợp với một cuộc đấu tranh quyết liệt chống giai cấp tư sản, sẽ đảm bảo cho chính sách trung lập trung nông hoàn toàn thành công. Chính quyền nhà nước vô sản phải đảm bảo việc chuyển sang nền nông nghiệp tập thể hóa một cách hết sức thận trọng và từng bước, bằng cách phổ biến những kiểu mẫu thực tế, tuyệt đối không nên dùng sự cưỡng bách nào đối với tầng lớp trung nông.
Theo Lenin, tầng lớp đại nông là bọn chủ tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp; theo lệ thường thì họ thuê nhiều nhân công và chỉ giống với “nông dân” ở chỗ họ có một trình độ văn hóa kém, bản thân họ có tham gia lao động chân tay trong các nông trang. Trong các tầng lớp thuộc giai cấp tư sản thù địch trực tiếp và quyết liệt với giai cấp vô sản cách mạng, thì đại nông là tầng lớp đông nhất. Lenin nhấn mạnh “trong hoạt động của nông thôn, các đảng cộng sản phải hết sức chú ý đến cuộc đấu tranh chống tầng lớp xã hội này, để làm cho đại đa số người lao động và bị bóc lột trong nhân dân nông thôn thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng và chính trị của bọn bóc lột ấy[7]. Mặt khác, Lenin cũng chỉ ra rằng “Sau khi giai cấp vô sản đã thắng lợi ở các thành thị, tầng lớp xã hội này nhất định sẽ dùng đến mọi hình thức kháng cự, phá hoại và sẽ trực tiếp dùng hành động vũ trang chống lại cách mạng”[8]. Chính vì thế, trong lĩnh vực tư tưởng, giai cấp vô sản phải lập tức bắt đầu chuẩn bị lực lượng cần thiết để tước bỏ vũ khí của toàn bộ tầng lớp ấy cùng một lúc với việc lật đổ bọn tư bản trong công nghiệp, phải giáng cho tầng lớp này một đòn quyết định nhất, thẳng tay nhất, chớp nhoáng nhất ngay khi chúng mới lộ ra khuynh hướng kháng cự lại. Phải chú ý vũ trang giai cấp vô sản nông thôn để thực hiện việc đó, phải chú ý tổ chức các “Xô viết nông thôn”, quyết không cho bọn bóc lột tham gia các Xô viết ấy, trong đó, phải đảm bảo ưu thế của những người vô sản và nửa vô sản nông thôn.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Ngày 3-7-1923 phát biểu tại phiên họp thứ 25 Đại hội V Quốc tế cộng sản khi nói về tình hình kinh tế ở thuộc địa, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong tất cả các thuộc địa, công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất yếu ớt và nhân dân hầu hết làm nghề nông, 95% số dân bản xứ là nông dân”[9]. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927, Người chỉ rõ: “nước ta kinh tế chưa phát đạt, trong 100 người thì đến 90 người là dân cày”[10]. Tháng 11-1949, trong thư gửi Hội nghị Cán bộ nông dân cứu quốc toàn quốc, Người viết: “Nước ta là một nước nông nghiệp. Hơn 9 phần 10 dân ta là nông dân[11] . Đó là những con số mà Hồ Chí Minh đã đưa ra để đánh giá tình hình nông dân, nông nghiệp nước Việt Nam thời kì lúc bấy giờ. Vì nhiều lí do khác nhau, mà thực dân Pháp rất chú tâm đến vấn đề ruộng đất. Theo các số liệu thống kê, trước cách mạng Tháng Tám, nông dân  chiếm tới 97% tổng số nông hộ, nhưng chỉ có khoảng 36% diện tích đất canh tác. Ngoài ra, khoảng trên dưới 40% số hộ nông dân có chút ít ruộng tư, còn khoảng 1/2 (ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ) và 2/3 số hộ (ở Nam Kỳ) không có lấy “mảnh đất cắm dùi”[12] .
Người cũng đánh giá, nhận định vai trò của các tầng lớp trong giai cấp nông dân để đề ra những quan điểm. Hồ Chí Minh chỉ rõ trong một báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng 1930 -  1931 ở Đông Dương như sau: “Sự bóc lột vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản ở thuộc địa làm cho những người công nhân sống trong điều kiện không chịu nổi. Sự tập trung lớn đất đai vào tay người Pháp và giai cấp địa chủ bản xứ khiến cho tình cảnh của trung nông và bần nông tồi tệ đi. Sự mất mùa liên tiếp và giá sinh hoạt cao gia tăng sự khốn cùng và sự đau khổ của quần chúng lao động. Tất cả điều này khơi sâu thêm mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và bóc lột với những người áp bức và bóc lột và làm cho tinh thần đấu tranh của những người sau này sâu sắc”[13]. Năm 1925, trong cuốn “Đường kách mệnh”, Người viết: “Công nông là gốc cách mệnh”, “công nông là chủ cách mệnh. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, trong cương lĩnh đầu tiên do người khởi thảo ghi rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo để làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”. Còn “phú nông, trung tiêu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ đứng trung lập”[14]. Trong đường lối cải cách ruộng đất (1953), Người chỉ rõ: “Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến”[15]. Trong thời kỳ vận động nông dân vào con đường hợp tác xã, Hồ Chủ tịch nêu rõ đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn là “dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông”[16].
Thông qua đó, chúng ta thấy rằng, Người cũng đã căn cứ vào tình hình, thái độ của mọi tầng lớp để tập hợp lực lượng cách mạng. Và nông dân theo Người, cũng được phân loại thành cố nông, bần nông, trung nông và phú nông. Tuy theo hoàn cảnh mà họ được hưởng, được sở hữu số ruộng đất. Nắm bắt được vai trò, vị trí của các tầng lớp này.

Trần Hoàng
Trích từ Trình bày những sai lầm trong công cuộc điều chỉnh ở miền Nam thời kì 1975 - 1985 từ góc độ nông dân và phong trào nông dân


[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, H.1993, tập 8, tr. 264-265.
[2]  V.I.Lênin: Toàn tập (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 43, tr.160.
[3] Qua Ninh – Vân Đình, Vấn đề dân cày, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1959, Tr. 22.
[4] C. Mác và Ph. Ăngghen: Tuyển tập, sđd, tập 22, tr. 719.
[5] C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, sđd, tập 22, tr. 721.
[6] Viện sử học (dịch), Chủ nghĩa Marx – Lenin bàn về lịch sử, tập II, Nxb. Sử học, Viện sử học, Tr. 418.
[7] Viện sử học (dịch), Chủ nghĩa Marx – Lenin bàn về lịch sử, tập II, Nxb. Sử học, Viện sử học, Tr. 418
[8] Viện sử học (dịch), Chủ nghĩa Marx – Lenin bàn về lịch sử, tập II, Nxb. Sử học, Viện sử học, Tr. 419
[9] Hồ Chí Minh Toàn tập (2009), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.283.
[10] Hồ Chí Minh Toàn tập (2009), tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.308.
[11] Hồ Chí Minh Toàn tập (2009), tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.710.
[12] Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại (1990), tập 1, Nxb Khoa học xã hội HN, tr.18.
[14] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 3.
[15] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 80.
[16] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 487.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ trước khi sang Pháp đàm phán, năm 1946

Với tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự toàn vẹn lãnh thổ, đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, miền Nam luôn đặc biệt quan trọng trong suy nghĩ, hành động của Người. Trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo đất nước, bằng những lời lẽ cao quý nhất, trang trọng, gần gũi, giản dị và tha thiết nhất, Người đã gửi nhiều bức thư, bức điện, hay thông qua những bài nói, bài viết, trả lời phỏng vấn… để ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường cũng như lòng yêu nước sâu sắc của đồng bào, chiến sĩ miền Nam.  Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp kéo vào Sài Gòn gây hấn, tái chiếm Việt Nam. Với tinh thần "độc lập hay là chết", nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Trước khí thế chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân Nam Bộ chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng cho quân và dân

Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở Trại Kim Đồng

Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía: - Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ? Chú Thuận thưa: - Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ ! Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn - Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại - còn thế nào, các cô, các chú biết không ? Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ? - Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ. Bác Hồ mỉm cười: - Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu

Bác Hồ với sự kiện lịch sử Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954)

Mùa thu năm 1954, Bác Hồ với Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể từ “Thủ đô gió ngàn” Việt Bắc lại trở về giải phóng Thủ đô Hà Nội khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp xâm lược; để rồi bước vào một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, tái thiết đất nước. Bác Hồ trong lễ duyệt binh ngày 1/1/1955 Trong thời điểm lịch sử bước ngoặt quan trọng này, Bác Hồ đã có nhiều cuộc họp với Trung ương và Hội đồng Chính phủ để giải quyết nhiều nhiệm vụ chính trị, quân sự, ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội, nội vụ và tổ chức cán bộ…, đồng thời, tổ chức tiếp quản, giải phóng Thủ đô Hà Nội theo đúng Hiệp định Giơnevơ, nhanh chóng và có hiệu lực. Công tác tổ chức, bố trí cán bộ cách mạng trên cả nước được đặt ra và phải giải quyết kịp thời. Theo quyết định của Tru