Nhận được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị tan
rã, những người cộng sản chia làm nhiều phái, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm tới Trung
Quốc vào ngày 23-12-1929. Người triệu tập dại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương
(Đông Dương cộng sản Đảng) và An Nam Cộng sản Đảng hợp tại Hồng Công ngày
6-1-1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc chưa
nhận được Nghị quyết của Quốc tế cộng sản về việc thành lập Đảng cộng sản Đông
Dương. Nghị quyết đó của Quốc tế cộng sản được soạn thảo từ tháng 10-1929, quan
nhiều lần thảo luận đến cuối tháng 11-1929, văn bản nghị quyết mới được thông
qua, vì thế không chuyển kịp tới đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Hội
nghị thành lập Đảng. Trong tác phẩm Sơ thảo
lịch sử phong trào cộng ở Đông Dương (Essai d’histoire du mouvement en
Indochine), Hồng Thế Công (tức là Hà Huy Tập) đã viết về sự kiện đó: “cố đồng
chí Nguyễn Ái Quốc đã có sáng kiến đề ra và lãnh đạo công cuộc thống nhất” (Hồng Thất Công, 1933). Sở dĩ Hà Huy Tập
viết “cố đồng chí Nguyễn Ái Quốc”, vì tưởng rằng Nguyễn Ái Quốc đã mất trong
nhà tù của đế quốc Anh tại Hồng Công sau khi bị bắt hồi tháng 6-1931. Kỷ niệm bảy năm thành lập Đảng cộng sản Đông
Dương , tài liệu của Đảng Cộng sản Đông Dương viết ngày 30-12-1936 cũng cho
biết: “Sau cuộc chia rẽ ấy, ở Đông Dương xảy ra ba đoàn thể (nhóm) cộng sản, ai
nấy đều hết sức đi thâu phục quần chúng và hết sức muốn thống nhất.. Đồn chí
Nguyễn Ái Quốc muốn thống nhất cuộc cộng sản vận động, nên đồng chí tự sáng kiến chiêu tập hội nghị hợp nhất
ngày 6 tháng giêng năm 1930. Đó là một sáng kiến đúng với đại ý của Quốc tế cộng
sản . Từ đó ở Đông Dương có một Đảng thống nhất thành lập”[1].
Trong các văn kiện do Nguyễn Ấi Quốc viết đầu năm 1930
có quan hệ đến sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, không thấy Người nói về
việc nhận được Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản . Trong Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng và Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản (18-2-1930),
Người chỉ viết về nhiệm vụ chung của mình được Quốc tế cộng sản giao cho là “giải
quyết vấn đề cách mạng ở nước ta”[2] hoặc “về công tác ở Đông
Dương “[3]. Điều đó chính là viết về
quyết định của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sả
đồng ý để đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở về Đông Dương theo nguyện vọng mà
Người đã đề xuất nhiều lần vào năm 1927, 1928. Bản Quyết định của Quốc tế ngày
25-4-1928 ghi: “Theo nguyện vọng của đồng chí (Nguyễn Ái Quốc – BT), đồng chí
có thể trở về Đông Dương , chi phí chuyến đi cũng như thời gian ba tháng lưu lạidp
Đảng Cộng sản Pháp chịu”[4].
Để chỉ đạo Hội nghị tiến hành đạt mục tiêu thành lập một
Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc xác định rõ vấn đề quan trọng
hàng đầu là phải tự phê bình và phê bình về những thành kiến của các tổ chức cộng
sản dẫn đến tình trạng xung đột, công kích lẫn nhau, phải xóa bỏ những khuyết
điểm đó và thành thật hợp tác để thống nhất các tổ chức cộng sản. Tiếp đó. Bàn về
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo luận thông qua chính cương điều lệ,
kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước các tổ chức cộng sản, cử Ban Chấp
hành Trung ương lâm thời. Những ý kiến chỉ đạo đó của đồng chí Nguyễn Ái Quốc
được Hội nghị tán hành và thực hiện.
Hai tổ chức cộng sản la Đảng Cộng sản Đông Dương và An
Nam Cộng sản Đảng đã phê bình lẫn nhau, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những
sai lầm, khuyết điểm của họ. Những khuyết điểm chủ yếu của An Nam cộng sản Đảng
là: Điều kiện công nhận đảng viên chính thức quá khắt khe, điều kiện gia nhập
công hội, nông hội, học sinh hội cũng quá khắt khe. Còn Đảng Cộng sản Đông
Dương thì phạm các sai lầm, khuyết điểm: điều kiện công nhân đồng chí chính thức
và điều kiện kết nạp vào công hội quá khắt khe, về mặt tổ chức, đảng có tính chất
bè phái, xa quần chúng, làm tan rã hai tổ chức Thanh Niên và Tân Việt.
Kết quả phê bình và tự phê bình đó dãn tới sự thống nhất
thành lập một Đảng Cộng sản. Nhận xét về điều đó, Nguyễn Ái Quốc viết: “Với tư
cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản vó đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề
liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai
lầm và họ phải làm gi. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng”[5]. Hội nghị thảo luận và tán
hành ý kiến chỉ đạo của đồng ý Nguyễn Ái Quốc; thông qua kế hoạch thành lập một
Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam , thống
nhất cách cử Ban Trung ương lâm thời: Bắc Kỳ, Trung Kỳ có năm ủy viên do Đảng Cộng
sản Đông Dương cử; Nam Kỳ có hai ủy viên do Đảng Cộng sản Đông Dương và An Nam
Cộng sản cử. Như vậy, Ban Trung ương lâm thời có tổng số bảy ủy viên”.
Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí
Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi nhân dân Việt Nam làm cách mạng.
Các văn kiện trên chứa dựng nội dung chính yếu sau
đây: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, chủ trương làm cách mạng tư sản
dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới củ nghĩa cộng sản.
Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến, giành độc
lập dân tộc lập Chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Thu hết sản
nghiệp của đế quốc giao cho Chính phủ quản lý. Thu hết ruộng đất của đế quốc và
địa chủ phản cách mạng chia cho dân cày nghèo.
Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và giáo dục.
Thực hiện các quyền dân chủ cho nhân dân.
Đoàn kết, thu phục các giai cấp, các tầng lớp nhân
dân, bao gồm cả trung tiểu địa chủ. Phú nông, tư sản và các tổ chức cách mạng/
Đánh đổ các tổ chức và lực lượng phản cách mạng.. Đoàn kết với các dân tộc bị
áp bức và giai cấp vô sản thế giới. Hội nghị quyết định chủ trương xây dựng các
tổ chức công hội, nông hội, Hội phản đế. Theo đó, Công hội và nông hội sẽ thu
hút những công nhân và nông dân không thể kết nạp vào Đảng. Các tầng lớp trí thức,
tiểu tư sản vào Hội Phản đế. Hội nghị xác định rõ thái độ của Đảng Cộng sản Việt
Nam đối với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là cử cán bộ vào Nam Kỳ để lãnh đạo
và đưa tổ chức này vào Hội Phản đếl đối với Tân Việt thì không nên giải tán và
cũng đưa vào Hội Phản đế. Kết nạp những người ưu tú trong tổ chức đó vào Đảng.
Đảng chủ trương tranh thủ Quốc dân Đảng, thu nạp đảng viên của Đảng này vào Hội
phản đế. Để thực hiện chủ trương đoàn kết các tổ chức cách mạng trong Mặt trận
phản đế, “Đảng chỉ định một đồng chí chịu trách nhiệm hợp đại biểu tất cả đảng
phái như Tân Việt, Thanh niên, Quốc dân đảng, Đảng Nguyễn An Ninh v.v. để thành
lập Mặt trận phản đế mà về sau cá nhân hoặc tổ chức đều có thể gia nhập”[6].
Đảng sẽ thành lập Hội cứu tế do những đảng viên do Đảng
cử ra đảm đương trách nhiệm đó và tuyên truyền phát triển hội viên; Hội cứu tế
làm nhiệm vụ đấu tranh chính trị bảo vệ những chiến sĩ cách mạng, giúp đỡ họ và
gia đình họ về vật chất khi họ bj chính quyền thực dân bắt bớ, kết án và tù
đày.
Hội nghị quyết định bỏ những tờ báo của Đảng Cộng sản
Đông Dương và An Nam Cộng sản Đảng xuất bản một tạp chí lý luạn và ba tờ báo
tuyên truyền.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn
thành chương trình do đồng chí Nguyễn Ái Quốc vạch ra và chủ trì điều hành, là
mốc son đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam, là bước ngoặt
của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Nguyễn Ái Quốc
giữ vai trò chủ yếu tạo nên sự kết hợp đó.
Thành công của Hội nghị thành lạp Đảng Cộng sản Việt
Nam càng làm sáng tỏ thêm tầm cao tư tưởng và phương pháp lãnh đạo của Nguyễn
Ái Quốc.
1. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc đã
kjp thời giải quyết yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là thành lập một đảng
cộng sản; chấm dứt tình trạng “hai nhóm cộng sản sử dụng nhiều – nếu không nói
là tất cả - nghị lực và thời gian trong cuộc đấu tranh nội bộ và bè phái”[7], xây dựng đội tiên phong
thống nhất, tập trung giai cấp công nhân, để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Qu
đó, Người cũng tạo dựng cơ sở và phương pháp đoàn kết, nhất trí trong Đảng.
2. Phương pháp hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng
Cộng sản Việt Nam là phương pháp tối ưu trong tình hình lúc bấy giờ. Vì Đảng Cộng
sản Đông Dương và An Nam Cộng sản Đảng đều ra đời và hoạt động vì mục tiêu giải
phóng dân tộc và nhân dân lao động, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, đều
mong muốn thống nhất thành một đảng, điều khác nhau là cách thống nhất và tổ chức
nào đóng vai trò chủ thể quyết định quá trình đó. Nguyễn Ái Quốc chuyển nguyên
khối các tổ chức đó vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không giải thể rồi lựa chọn
những phần tử ưu tú để kết nạp vào Đảng như điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở
Đông Dương do Quốc tế Cộng sản nêu ra.
3. Nguyễn Ái Quốc – Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam và chính Người đã vạch ra cương lĩnh cách mạng Việt Nam đi từ cách mạng dân
tộc dân chủ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, nhiệm
vụ giải phóng dân tộc giữ vị trí hàng đầu và được thực hiện bằng sự tập trung
cao độ sức mạnh của dân tộc, của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân thiết tha
với độc lập tự do, chống ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai.
Nhiệm vụ dân chủ được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với việc thực hiện mục
tiêu giải phóng dân tộc, nói một cách khác là thực hiện cách mạng ruộng đất,
đáp ứng nguyện vọng thiết tha nhất của giai cấp nông dân phải bảo đảm thúc đẩy
sự phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc đi tới thắng lợi, giữ vững khối
đoàn kết dân tộc. Chủ trương đó của Nguyễn Ái Quốc là kết quả của sự kết hợp
nhuần nhuyện quan điểm dân tộc và quan điểm giai cấp trong điều kiện cụ thể của
cách mạng Việt Nam trên lập trường vô sản, chứ không phải là “chỉ lo đến việc
phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu”[8].
4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra sức thu phục, đoàn kết
giai cấp nông dân, tiểu tư sản và phú nông, tư sản, trung và tiểu địa chủ là dựa
trên cơ sở phân tích, đánh giá các giai cấpđó theo phương pháp khách quan, biện
chứng mà Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành trong các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Đường
Cách Mệnh và nhiều tác phẩm khác. Quan điểm của Người về vấn đề trên là phù
hợp với tình hình cụ thể của nước Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm lược và biến
thành thuộc địa, quyền tự do của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân bị thủ
tiêu sự phét triển kinh tế, văn hóa của dân tộc Việt Nam bị cản trở. Chỉ trừ những
phần tư cam tâm làm tay sai cho chính quyền thuộc địa., toàn thể nhân dân Việt
Nam, đồng bào Việt Nam đều thiết tha tranh đấu giành độc lajaptuwj do cho dân tộc
và xây dựng đất nước giàu mạnh. Điểm tương đồng quan trọng đó là cơ sở xác định
chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Tư duy chính trị sáng tạo sắc sảo đó của Nguyễn
Ái Quốc là nét trội vượt mà người đương thời chưa đạt tới. Cùng có thể nói thêm
rằng, quan điểm đó của Nguyễn Ái Quốc là một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc
và giá trị cao cả của tư tưởng Hồ CHí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải
phóng dân tộc.
Những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt
Nam cũng chi phối việc xác định tên gọi Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Nhiều quan điểm và chủ trương của Nguyễn Ái Quốc được
trình bày trong các văn kiện do Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông
qua không phù hợp với Nghị quyết về Đông Dương của Quốc tế cộng sản, nhất là vấn
đề thái độ của Đảng đối với các giai cấp và tầng lớp xã hội như phú nông, địa
chủ, tư sản. Về vấn đề đó, Quốc tế Cộng sản cho rằng với phú nông: Không bao giờ
liên minh với họ, phải đánh đổ địa chủ; còn tư sản thì gắn với địa chủ, chịu ảnh
hưởng của tư sản Trung Quốc phản cách mạng, một bộ phận cải lương, phản cách mạng,
vì vậy không thể tranh thủ, đoàn kết họ được.
Những nhận định ghi trong Án Nghị quyết của Trung ương
toàn thể đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kịp của
Đảng (tháng 10-1930) về sai lầm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành
lập Đảng và thủ tiêu Chánh cương, sách lược và điều lệ Đảng, bỏ tên Đảng cộng sản
Việt Nam mà lấy tên Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu là dựa vào những ý kiến
trên của Quốc tế Cộng sản. Hiện tướng đó còn bắt nguồn từ những hạn chế về nhận
thức lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, về quan điểm, phương pháp giải quyết
đúng đắn quan hệ dân tộc – giai cấp và thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam sẽ kiểm nghiệm và xác nhận
giá trị khoa học và các mạng của những quan điểm, chủ trương đó của Nguyễn Ái
Quốc, một trong những cơ sở quan trọng xây dựng nên đường lối và phương pháp
cách mạng của Đảng ta.
Trích
Nguyễn Ái Quốc với sự kiện thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam trong GS.TS.
Trịnh Nhu (2007), Mấy vấn đề lịch sử Việt Nam: tái hiện và suy ngẫm, NXB. CTQG,
HN, tr.193-200.
[1] Đảng
Cộng Sản Đông Dương: Kỷ niệm bảy năm
thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương/=. Lưu tại kho lưu trữ Trung ương Đảng.
[2] Đảng
cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
NXB. CTQG, HN,1998, T.2, TR.14.
[3] Đảng
Cộng sản Việt Nam: sđd, t.2, tr.18.
[4] Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu
sử, NXB. CTQG, HN, 2006, T.1,
TR.390.
[5] Đảng
cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
sđd, T.2, Tr.19.
[6] Đảng
cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
sđd, T.2, Tr.13.
[7] Đảng
cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
sđd, T.2, Tr.21.
[8] Đảng
cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
sđd, T.2, Tr.110.
Nhận xét
Đăng nhận xét