Bác Hồ - lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Trong tất cả các lĩnh vực công tác, học tập, lao động, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mọi thành công của chúng ta ngày nay, kết quả dù lớn hay nhỏ đều bắt nguồn từ tư tưởng, từ sự lãnh đạo tài tình của Người. Người và Đảng ta đem lại độc lập, tự do, dân chủ và dần tiến lên xây dựng đất nước giàu mạnh nhưng bên cạnh đó Người cũng không quên ra sức chăm lo đến sức khỏe, tuổi thọ người của người dân và người quan tâm đặc biệt việc cải thiện thể trạng, nòi giống con người Việt Nam. Người luôn mong muốn mọi người dân được khỏe mạnh để xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người. Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thể thao nước nhà.
Và cũng chính từ tình cảm, sự lo lắng cho sức khỏe nhân dân mà Người đã khai sinh ra nền Thể dục thể thao nước nhà. Nội dung tư tưởng của Người về Thể dục Thể thao, quan điểm đường lối, tấm gương rèn luyện thân thể của người, sự quan tâm sâu sắc của người đối với Thể dục Thể thao luôn mãi soi sang và xuyên suốt với thời gian. Người đã đi xa nhưng lời dạy của Người cần thường xuyên tập thể dục cho thân thể cường tráng, khỏe mạnh “Tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới” mãi là định hướng cho toàn Ngành, toàn dân tộc Việt Nam.
Ngày 30/1/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Liên Hiệp Lâm thời ký sắc lệnh 14 thiết lập Nha Thể dục Trung ương, có nhiệm vụ nghiên cức phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc.
Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 33 thành lập Nha Thanh niên - Thể dục thuộc Bộ quốc gia giáo dục. Cùng ngày, Báo Cứu quốc đăng bài "Sức khỏe và thể dục" của Người. Thực chất bài báo đó là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó chính thức khai sinh ngành thể dục, thể thao cách mạng.
Vốn có lòng quý trọng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu và thông cảm sâu sắc con người Việt Nam trải qua hơn 1000 năm nô lệ, hơn 80 năm dưới ách thống trị của phong kiến, đồng bào mình mong muốn điều gì và càng thấm thía đói khổ, bệnh tật, sự áp bức bóc lột tàn bạo của đế quốc đã tàn phá hao mòn sức lực của nhân dân. Chính vì vậy mà Bác thường xuyên nhắc nhở đến việc chăn lo sức khỏe của nhân dân mà đặc biệt là việc luyện tập thể dục thể thao.
Khi còn là thầy giáo dậy tại trường Dục Thanh “thầy Thành” luôn nhắc nhở các em học sinh của mình: “cái quý nhất cuả con người là sức khỏe, các em chịu khó tập thể dục là gìn giữ cái quý báu nhất của con người”. Sau này mặc dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người vẫn dành thời gian quan tâm nhắc nhở mọi người chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao.
- Ngày 17/9/1946 là tết trung thu đầu tiên của Việt Nam độc lập, Người đã gửi thu cho học sinh, trong đó người căn dặn: “…phải siêng năng tập thể dục thể thao cho mình mẩy được nở nang và ra sức giúp việc cho nhi đồng cứu Vong Hội…
- Ngày 10-11-1946, Bác đến dự lễ khai mạc buổi lễ Thanh niên quốc tế tổ chức tại Quảng trường Nhà hát lớn Thành phố do trường Thể dục Việt Nam tổ chức. Phát biểu tại buổi lễ Người căn dặn, trong thanh niên còn nhiều người rất yếu ớt, cán bộ, học sinh của Trường Thể dục phải làm cho toàn thể đồng bào cùng khỏe, phải phổ thông hóa, đại chúng hóa, dân chủ hóa thể dục. Bác còn nói rõ: “Các học sinh đã tập luyện công phu và sức đã khỏe. Hiện tại ở nông thôn cũng như thành thị còn rất nhiều đồng bào yếu ớt. Mang danh cán bộ thể dục thể thao, các học sinh có bổn phận tổ chức cho đồng bào cùng tập luyện. Có như vậy công phu tập luyện của các em mới hữu ích.
- Ngày 19/12/1946 Bác gửi thư cho tướng Trần Tu Hòa. Trong thư người chỉ rõ chính cương của Việt Minh về văn hóa là: Phát triển thể duc, đức dục, bãi bỏ học phí nhập học do người Pháp đặt ra”.
- Ngày 24-10-1955, Bác gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường. Người nêu lên nội dung giáo dục toàn diện, trong đó coi trọng tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ:
- Thể dục: Làm cho thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới;
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr.74).
- Ngày 2-11-1956, Bác đến thăm Đại hội toàn quốc lần thứ II Đoàn Thanh niên cứu quốc. Nói chuyện với Đại hội, Bác căn dặn: Thanh niên phải gương mẫu 4 điểm:
1)- Giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tư lợi.
- Thể dục: Làm cho thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới;
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr.74).
- Ngày 2-11-1956, Bác đến thăm Đại hội toàn quốc lần thứ II Đoàn Thanh niên cứu quốc. Nói chuyện với Đại hội, Bác căn dặn: Thanh niên phải gương mẫu 4 điểm:
1)- Giữ vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tư lợi.
2)- Xung phong trong mọi công tác
3)- Cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi.
4)- Luôn luôn rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ nhưng công việc ích nước lợi dân.(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr.263-264).- Ngày 18-9-1958, Bác dự cuộc họp Ban Bí thư Trung ương Đảng nghe báo cáo về vấn đề thể dục thể thao. Người lưu ý công tác tuyên truyền phải làm nổi bật được tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sản xuất, quốc phòng. (Biên bản Hội nghị Ban Bí thư, lưu tại Cục Lưu trữ VP Trung ương Đảng).
- Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Về quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Người nêu rõ: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục.
4)- Luôn luôn rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ nhưng công việc ích nước lợi dân.(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr.263-264).- Ngày 18-9-1958, Bác dự cuộc họp Ban Bí thư Trung ương Đảng nghe báo cáo về vấn đề thể dục thể thao. Người lưu ý công tác tuyên truyền phải làm nổi bật được tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sản xuất, quốc phòng. (Biên bản Hội nghị Ban Bí thư, lưu tại Cục Lưu trữ VP Trung ương Đảng).
- Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Về quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Người nêu rõ: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục.
Ngày 13-3-1960, Bác lên thăm và nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Nguyên. Người căn dặn công nhân, bộ đội, cán bộ và đồng bào Thái Nguyên cần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao
- Bác Hồ đi thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ các tỉnh: Cao Bằng (21-2-1961), Tuyên Quang (25-3-1961), xã Đại Nghĩa, tỉnh Hà Đông (7-10-1961), xã Quảng An, Hà Nội (29-9-1962), Nam Định (22-5-1963), rồi đến Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng…. ở đâu, Bác cũng đều nhắc đến tầm quan trọng sức khỏe, phải năng luyện tập thể dục thể thao, ăn ở vệ sinh.
- Từ năm 1956 đến mùa hè năm 1969, Bác Hồ có hàng trăm cuộc tiếp đón, gặp gỡ, thăm hỏi các đoàn thể thao các nước bạn đến thăm và thi đấu hữu nghị tại Việt Nam. Đặc biệt có các hoạt động thể thao lớn: Giải Bóng chuyền Việt-Trung-Triều-Mông (1958), Giải Bóng đá Quân đội Hữu nghị các nước (SKDA) 1963, Đại hội Thể thao Các lực lượng mới trỗi dậy (GANEFO) 1963, GANEF
- Từ năm 1956 đến mùa hè năm 1969, Bác Hồ có hàng trăm cuộc tiếp đón, gặp gỡ, thăm hỏi các đoàn thể thao các nước bạn đến thăm và thi đấu hữu nghị tại Việt Nam. Đặc biệt có các hoạt động thể thao lớn: Giải Bóng chuyền Việt-Trung-Triều-Mông (1958), Giải Bóng đá Quân đội Hữu nghị các nước (SKDA) 1963, Đại hội Thể thao Các lực lượng mới trỗi dậy (GANEFO) 1963, GANEF
Qua đó cho ta thấy Người rất coi trọng các tài năng thể thao, coi trọng sức khỏe của nhân dân. Và người nhận định Sức khỏe của con người là vốn quý của cách mạng, của đất nước. Chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt. Ngày nay, với ý nghĩa đó, sức khỏe của toàn quân, toàn dân ta là điều kiện hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đất nước đang chuyển mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Ngày nay mỗi người dân chúng ta sẽ, đang và mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất là về lĩnh vực thể dục thế thao nâng cao sức khỏe theo quan điểm của Người “dân cường thì quốc thịnh” góp phần xây dựng Việt Nam xã Hội chủ nghĩa theo bác hằng mong muốn.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tiếp nối thành công từ cuộc vận động toàn dân rèn luyện sức khỏe của những năm trước. Ngày 26/3/2017 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, tỉnh Tuyên Quang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh đoàn Tuyên Quang tổ chức ngày chạy Olympic nhằm đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại” và chào mừng kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập ngành Thể dục thể thao và Ngày Bác Hồ viết bài “Thể dục vì sức khỏe kêu gọi đồng bào tập thể dục (27/031946 – 27/03/2017); 86 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2017).Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Lê Tiến Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Tạ Đức Tuyên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Hải Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...Chương trình có sự tham gia của hơn 1000 cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn.
Nhận xét
Đăng nhận xét