Từ sau Đại hội Tua
(Tours), song song với những hoạt động Quốc tế, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã vận
dụng sáng tạo những nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của
Đông Dương để xác định phương hướng chiến lược, xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ,
tiến tới thành lập Đảng của giai cấp công nhân. Vì thế, những quan điểm của Nguời
về cách mạng Đông Dương luôn luôn thể hiện dòi dào sức mạnh của chân lý và sức
sống mãnh liệt của phong trào chống chủ nghĩa thực dân. Nó cũng phản ánh tầm
nhìn sâu rộng nhạy bén, một phương pháp khoa học và niềm tin sắt đá của Người ở
sức mạnh vô tận của nhân dân Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng
khỏi gông xiềng nô lệ và khả năng to lớn của họ có thể đóng góp cho các phong
trào cách mạng trên thế giới. Quan điểm đó của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở những
nội dung sau đây:
1. Trước hết, Người xác định
hướng đi và mục tiêu cơ bản của cách mạng Đông Dương theo quy luật phát triển của
thời đại mới: giải phóng dân tộc đi liền
với giải phóng giai cấp, cả hai công cuộc giải phóng đó đều là sự nghiệp của chủ
nghĩa cộng sản.
Vào nửa đầu năm 1921, Người
công bố hai bài báo quan trọng với nhan đề Đông
Dương trên La Revue communiste,
trong đó Người trình bày những vấn đề rất cơ bản về cách mạng Đông Dương. Người
đặt vấn đề “Chế độ cộng sản có thể áp dụng được ở Châu Á nói chung và ở Đông
Dương nói riêng không? Đó là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay.
Trả lời câu hỏi đó, chúng
ta có thể khảng định rằng, có. Muốn hiểu rõ, chúng ta phải xem xét tình hình hiện
nay ở lục địa Châu Á về mặt lịch sử và địa lý”[1].
Song, Đông Dương hiện nay
đang đứng ở chỗ nào của con đường cách mạng đó và nhiệm vụ của những người cách
mạng Đông Dương, trách nhiệm của các đảng cộng sản ở các nước đế quốc chủ nghĩa
đối với cách mạng ở xứ thuộc địanày như thế nào? Người viết: “Nói rằng Đông
Dương gồm hai mươi triệu người bị bóc lột hiện nay đã chính muồi cho một cuộc
cách mạng là sai, nhưng nói Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế
độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế , thì lại càng
sai hơn nữa” (t.1, tr.27).
Người Đông Dương có sức sống
cách mạng rất mãnh liệt mà chính sách đầu độc và ngu dân của chủ nghĩa thực dân
không thể làm cho nó tê liệt được, trái lại, họ đang hướng theo trào lưu cách mạng
của thế giới. Người viết: “Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn về thể xác, bị bịch mồm
và bị gian hãm, người ta có thể tưởng rằng cái bầy người ấy cứ mãi mãi bị dùng
làm đồ để tế cái ông thần tư bản; rằng bầy người đó không sống nữa, không suy
nghĩ và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không: Người Đông Dương không chết. Người Đông Dương vẫn sống, sống mãi
mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức
sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng
gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ấn Độ chiến đấu
đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương” (t.1, tr.27). “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, Người Đông Dương giấu
một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ ột cách ghê gớm khi thờ cơ
đến” (t.1, tr.28). Nhiệm vụ của những
người cách mạng là gieo mầm trên mảnh đất ấy để làm bật dậy tiềm năng cách mạng
to lớn.
2. Cách mạng Đông Dương phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản mới
có thể phát triển đúng theo con đường đã vạch ra. Xuất phát từ sự phân tích
vị trí giai cấp công nhân trong nền công nghiệp hiện đại. Người nêu bật khả
năng của ó trong việc lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội mới.
Trong thời đại hiện nay,
giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử và lãnh
đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng .
Ở Đông Dương, đế quốc
Pháp đã du nhập phương tức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân, từ
đó dã xuất hiện giai cấp công nhân, trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống hoạt
động của chủ nghĩa tư bản Pháp ở Đông Dương trong lãnh vực công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng… và sự bóc
lột của nó đè nặng lên nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. Người rút ra kết luận:
“Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thực dân ở Đông Dương đã tạo ra ở xứ Đông
Dương đã tạo ra ở xứ đó hai giai cấp vô sản, giai cấp vô sản công nghiệp và giai
cấp vô sản nông nghiệp: (t.2, tr.35).
Người đã đưa ra số liệu rất cụ thể về mức độ tập trung của nó trong những trung
tâm kinh tế và những nghành công nghiệp quan trọng như nghành khai thác than và
khoáng sản, nghành vận tải, để khẳng định tính chất hiện đại của giai cấp vô sản
Đông Dương. Đồng thời, Người cũng nêu rõ sự trưởng thành nhanh chóng về ý thức
giai cấp và vai trò của họ trong phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương.
Chính quyền thực dân đã bộc lộ rõ sự sợ hãi của chúng trước sự phát triển của
phogn trào cách mạng mà giai cấp công nhân dâng trở thành lực lượng nòng cốt và
thúc đẩy phong trào đó tiến triển theo khuynh hướng cộng sản. Người viết: “Mặc
dù có hoạt động bề ngoài về kinh tế, và mặc dù làm ra về an tâm, những tên đế
quốc Pháp ở Đông Dương luôn luôn bị ám ảnh
bởi ý nghĩa về một cuộc cách mạng sắp tới. Việc đã tạo ra một giai cấp vô sản
và dạy cho người An Nam biết sử dụng súng ống là một bằng cớ chứng tỏ chủ nghĩa
để đế quốc tự mình đào hố để chộn mình…
Cái mà bọn đế quốc thường
sợ hãi là sự tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản” (t.2, tr.361).
Để đối phó với tình hình
cách mạng đang phát triển ở Đông Dương, bọn thực dân ra sức hò hét, dọa nạt trừng
trị những người cách mạng, như tên Anbe Xảô, nguyên là Toàn quyền Đông Dương, Bộ
trưởng Bộ thuộc địa và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đã tưng nói và Varen khi nhận chức
toàn quyền Đông Dương cũng đã tuyên bố nhiệm vụ đầu tiên của mình là dùng mọi
biện pháp để ngăn cản sự thâm nhập của công cuộc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản
vào Đông Dương. Nhưng trái lại như Người đã khẳng định: “Luôn luôn nói đến chủ
nghĩa cộng sản, chủ nghĩa đế quốc đã tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, mặc
dù nó không muốn và không biết như vậy” (t.2,
tr.362).
Khi đánh giá vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân. Người không hề coi nhẹ lực lượng cách mạng to lớn của
giai cấp nông dân, nhưng họ không thể tự trút bỏ được ách nô lệ và tạo lập xã hội
mới: Chỉ với lực lượng riêng của chính mình, nông dân không bao giờ có thể trút
bỏ được gánh nặng đang đè nén họ. Sức mạnh của giai cấp công nhân chỉ có thể
phát huy đúng hướng, nếu giai cấp nông dân được đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp
vô sản.
Sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân được thực hiện thông qua hoạt động của bộ tham mưu và tổ chức cao nhất
của nó là Đảng Cộng sản. Vì vậy, cùng với việc xác định phương hướng chiến lược
của cách mạng Đông Dương. Người đã gây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ để tiến tới
thành lập Đảng Cộng sản.
3. Sự nghiệp cách mạng của các nước Đông Dương phải do nhân dân Đông Dương
tiến hành và họ hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó khi được đảng của giải
cấp công nhân lãnh đạo và ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường. So với những người lao động
ở các nước tư bản, nhân dân Đông Dương không có những điều kiện cần thiết về đời
sống văn hóa và sinh hoạt dân chủ để nâng cao trình độ hiểu biết của mình,
nhưng sự áp bức bóc lột nặng nề chủ nghĩa thực dân đã khiến họ luôn luôn sẵn
sàng đứng dậy đấu tranh như đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Người Đông
Dương không được học, đúng thế, bằng sách vở và bằng diễn văn, nhưng người Đông
Dương nhận sự giáo dục bằng cách khác. Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo
là những người thầy duy nhất của họ” (t.1,
tr.28).
Trong điều kiện đó, những
người xã hội chủ nghĩa cần nhanh chóng và tăng cường giáo dục quần chúng, vạch
trần mọi thủ đoạn bịp bợm của bọ thực dân. Được giáo dục, tổ chức và lãnh đạo
theo đường lối đúng đắn, nhân dân Đông Dương sẽ tiến bộ rất nhanh chóng và khi
thời cơ đến họ sẽ đứng dậy đập tan chế độ thuộc địa , đồng chí Nguyễn Ái Quốc ,
đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Người Đông Dương tiến bộ một cách mầu
nhiệm và khi thời cơ cho phép họ sẽ biết tỏ ra xứng đáng với những người thầy của
họ… Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
Sự tàn bạo của chủ nghĩa
tư bản đã chuẩn bị đất rồi. Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo
hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” (t.1, tr.28).
4. Theo quan điểm của đồng
chí Nguyễn Ái Quốc, thắng lợi của cách mạng
Đông Dương không chỉ phá tung gông xiềng nô lệ của chủ nghĩa thực dân ở khu vực
này, mà còn là sự hỗ trợ tích cực nhất cho công cuộc cách mạng của giai cấp vo
sản ở chính quốc. Trong bài Đông Dương đăng trên La Revue Communiste. Người
đã trình bày quan điểm đó: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân Chau Á bị tàn sát
và bị áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của vài tên thực dân lòng
tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một
trong những điều kiện sống còn của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, họ có
thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn
toàn”. Quan điểm đo của Người xuất phát từ chỗ đánh giá mọi mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản ở chính quốc đã phát triển tới mức độ gay gắt và
chín muồi. Đồng thời với sự bùng nổ của phong trào giải phóng thuộc địa dưới sự
lãnh đạo của giai cấp vô sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân
tộc là hai dòng thác của một quá trình cách mạng vô sản, cùng hướng vào mục
tiêu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. Hai dòng thác đó có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau và tác động hỗ trợ lẫn nhau. Hơn thế nữa, phong trào giải phóng thuộc địa
còn giữ một vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản
chính quốc, như Lênin đã nhận định: Hiện nay vận mệnh của toàn bộ văn mnh
phương Tây tùy thuộc rát nhiều vào việc lôi cuốn quần chúng lao động phương
Đông vào đời sống chính trị.
Quán triệt tinh thần đó của
chủ nghĩa Lênin, một mặt,, Người xác định cho nhân dân Đông Dương ý thức chủ động
cách mạng không trông chờ và không lệ thuộc vào cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân chính quốc; mặt khác, Người luôn luôn tuyên truyền, giải thích tầm
quan trọng của cách mạng thuộc địa và phê bình các đảng cộng sản ở các nước đế
quốc chưa quan tâm đúng mức và ủng hộ tích cực phong trào giải phóng dân tộc. Tại
Đại hội Tua, Người nói: “Chúng tôi thấy rằng việc Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế
thứ ba có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm
quan trọng của vấn đề thuộc địa… và mai đây, chúng tôi sẽ vui mừng nếu Đảng
phái một đồng chí của Đảng để nghiên cứu tại chỗ những vấn đề ở Đông Dương và đề
xuất những hoạt động cần phải tiến hành” (t.1,
tr.23).
Rất nhiều lần sau đó, đồng
chí Nguyễn Ái Quốc đã phê bình Đảng Cộng sản Pháp và một số đảng cộng sản khác
chưa hoạt động tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Tại Đại hội Quốc
tế lần thứ năm của Quốc tế cộng sản, Người đã nói: “Sẽ không phải quá đáng nếu
nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chưa thi hành một chính sách thật tích
cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các nước thuộc
địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn không có hiệu quả
gì” (t.1, tr.277). Theo Người, sở dĩ như vậy, vì nó trái với chủ
nghĩa Lênin. Người nhận xét, các Đảng đó chưa thực hiện những biện pháp giáo dục
giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính và tinh thần
gần gũi quần chúng lao động các nước thuộc địa. Đối với Đảng Cộng sản Pháp, Người
viết: “Còn về tôi, một người sinh trưởng ở một nước hiện nay là thuộc địa của
Pháp và là một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng
Cộng sản Pháp chúng tôi làm rất và rất ít cho các nước thuộc địa” (t.1, tr.28). Người đề nghị thực hiện những
biện pháp cụ thể về tuyên truyền cho vấn đề thuộc địa, về việc gửi một số đồng
chí ở các nước thuộc địa sang học ở Đại học Lao động cộng sản phương Đông và đặt
nhiệm vụ cho các đảng viên phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề thuộc địa… Người
nói: “Theo tôi, những đề nghị này là hợp lý và nếu Quốc tế Cộng sản và các đại
biểu của Đảng chúng tôi tán hành thì tôi tin rằng đến Đại hội lần thứ VI, Đảng
Cộng sản Pháp chúng tôi sẽ có thể nói rằng Mặt trận thống nhất nhân dân chính
quốc và thuộc địa đã trở thành sự thật” (t.1,
tr.281-282).
5. Cần phải xây dựng và tăng cường tính đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân
Đông Dương và Liên Xô vĩ đại. Để đạt tới mục tiêu đó, trước hết Người khẳng
định và nêu cao giá trị mở đường của Cách mạng tháng Mười à những bài học kinh
nghiệm quý giascura nó đối với cách mạng thuộc địa mà nhân dân Đông Dương cần
nhận thức rõ và vận dụng thực hiện. Người viết: “Cách mạng Nga đã đuổi được
vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông, các nước và dân bị áp bức
các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong
thế giới.
Cách mạng Nga dạy cho
chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công, nông) làm gốc,
phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại
phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” t.2,
tr.280).
Hướng về Liên Xô và những
người anh em đang đấu tranh trên thế giới, Người kêu gọi họ hãy ra sức cổ vũ, động
viên và đoàn kết với nhân dân Đông Dương, giúp đỡ họ trong sự nghiệp đấu tranh
tự giải phóng. Mối tinh thân ái và sự phối hợp hành động giữa nhân dân Đông
Dương với nhân dân Liên Xô và bè bạn quốc tế sẽ trở thành lực lượng to lớn,
ngăn chặn những hành động dã man, tàn bạo của bọn đế quốc và làm tăng thêm sức
mạnh của nhân dân Đông Dương trong quá trình đấu tranh lật đổ chế độ áp bức,
bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Với tình cảm sâu đậm với nhân dân Đông Dương
đang chịu bao nỗi khổ nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp và với niềm tin
vững chắc ở tinh thần quốc tế vô sản của nhân dân Liên Xô và những người lao động
trên thế giới đamg đấi tranh chống các giai cấp thống trị. Người viết: “Hỡi những
ai đấu tranh ở khắp nơi, hỡi các bạn Ngaddax tự giải phóng mình khỏi tay bọn cường
quyền, chúng tôi kêu gọi: “Những người bạn bất hạnh của các bạn hiện đang giẫy
giụa ở Đông Dương. Họ đang trải qua những phút giây khó khăn dể tự giải phóng.
Đế quốc Pháp đang giết hại họ, đang tước đoạt của cải của họ. Mong các bạn nghĩ
tới họ, tiếng thét của các bạn để chặn bàn tay giết người của bọn đế quốc Pháp
ăn cướp. Mong rằng sự quan tâm của các bạn đối với phong trào đấu tranh sẽ cổ
vũ họ trong tương lai lật đổ bọn đế quốc áp bức bóc lột” (t.2, tr.365-366).
Người luôn xác định Liên
Xô là trụ cột của khối đoàn kết chiến đấu của các lực lượng cách mạng thế giới
và nhờ vậy, tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương và những người anh
em Xôviết là một điều kiện rất quan trọng để cách mạng Đông Dương gắn bó và phối
hợp hoạt động với các dòng thác cách mạng thế giới. Trong thực tế, Liên Xô đã
thực hiện trách nhiệm cao cả của mình trong việc giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.
Liên Xô đã tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu các dân tộc phương Đông gặp gỡ đại
biểu các các đảng công nhân phương Tây tại Đại hội Bacu để thảo luận và quyết định
những vấn đề quan trọng của cách mạng thế giới. “Đó là lần đầu tiên trong lịch
sử, giai cấp vô sản ở các nước xâm lược và giai cấp vô sản ở các nước bị xâm lược
đã nắm tay nhau trong tình cảm anh em và cùng nhau tìm cách đấu tranh cho có hiệu
quả chống chủ nghĩa tư bản là kẻ thù chung của họ” (t.2, tr.120).
Mặc dù đang gặp rất nhiều
khó khăn, nước Nga cách mậng vẫn hết lòng giúp đỡ các dân tộc thuộc địa. Việc
làm đầu tiên của cách mạng Nga là thành lập Trường đại học phương Đông để đào tạo
cán bộ cách mạng cho phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa. Sự nghiệp vĩ
đại đó của nhà trường được thể hiện ở việc giáo dục cho các chiến sĩ tương lai ấy
nằm được nguyên lý đấu tranh giai cấp, làm cho đội tiên phong của lao động thuộc
địa tiếp xúc, đoàn kết với giai cấp vô sản phương Tây, tạo ra sự hợp tác chiến
đấu thật sự sau này giữa hai lực lượng cách mạng đó, một sức mạnh cô địch, đảm
bảo cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng, làm cho các
dân tộc thuộc địa hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đi tới liên minh phương
Đông tương lại, đó là cái cánh của cách mạng vô sản; nêu lên tấm gương cho giai
cấp vô sản ở các nước có thuộc địa về những đều họ có thể làm và phải làm cho
những anh em của họ đang bị nô dịch.
Mối tính đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Đông Dương và nhân
dân Liên Xô do đồng chí Nguyễn Ái Quốc xây dựng nền móng từ thập kỷ 20 thế kỷ
XX sẽ ngày càng phát triển và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Những quan điểm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về cách mạng
Đông Dương trong thập kỷ 20 thế kỷ XX là
cơ sở chính trị của mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Nhân dân mỗi nước đều có thể tìm thấy ở đó con đường tất yếu để thực hiện mục
tiêu giải phóng dân tộc và tình đoàn kết keo sơn giữa ba dân tộc, sức mạnh vô địch
của sự nghiệp cao cả đó. Sự định hướng chiến lược của đồng chí Nguyễn Ái Quốc
cho cách mạng Đông Dương là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của cách
mạng ba nước trong thời đại mới.
Trích từ GS.TS. Trịnh Nhu (2007), Mấy vấn đề lịch sử
Việt Nam: tái hiện và suy ngẫm, NXB. CTQG, HN, tr.172-181.
Các bài viết của Hồ Chí
Minh được trích từ Hồ Chí Minh toàn tập, án hành năm 2002, NXB. CTQG, HN.
[1] Nguyễn
Ái Quốc: “Đông Dương”, Tạp chí La
Revue communiste, số 15, tháng 5-1921. Hiện lưu trữ tại Viện Bảo tàng Hồ Chí
Minh.
Nhận xét
Đăng nhận xét