Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

Tình cảm sâu nặng của nhà cách mạng Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc

QĐND - Phan Bội Châu, tự Giải San (1867-1940) và Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929)-thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cùng huyện Nam Đàn, có thể nói là đồng tuế, đồng môn. Hai người thường lui tới nhà nhau uống rượu, ngâm thơ, đàm đạo thời cuộc, tỏ bày chí hướng. Vào một đêm sáng trăng, Giải San sang tận nhà Nguyễn Sinh Sắc, bên làng Kim Liên uống rượu ngâm thơ. Trong giây phút thăng hoa, Phan Bội Châu cao hứng mượn thơ Tùng Viên nói hộ chí hướng và cõi lòng mình: “Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch/ Lập thân tối hạ thị văn chương…”, nghĩa là mỗi bữa không quên ghi nhớ một điều là lập thân hèn nhất là bằng văn chương. Nguyễn Tất Thành, sau khi hầu rượu, trà bác Phan và bố, lui vào đứng sau cánh cửa, lắng nghe cuộc đàm đạo thời cuộc của bậc cha chú và rất tâm đắc với câu thơ mà bác Phan vừa ngâm nga, gieo vào lòng… Nhà cách mạng Phan Bội Châu. Ảnh tư liệu  Sau này, hai bác cháu, mỗi người một ngả, dấn thân vào con đường cứu nước. Mãi đến những năm 1924-1925, hai chú cháu

Hồ Chí Minh nghĩ về văn hóa và lịch sử – GS Trần Quốc Vượng

Bài viết của GS Trần Quốc Vượng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 9 năm 2005, trang 29-30. Văn hoá, hiểu theo nghĩa nhân văn rộng rãi, là lối sống riêng và đầy đủ bản sắc của một dân tộc hoặc một xã hội. Trải nhiều đời, có sự trao truyền văn hoá từ thế hệ ông bà sang thế hệ cháu con qua giáo dục gia đình, xã hội. Theo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, trong truyền thống dân tộc cũng có cái  tốt cái  xấu . Tiến lên công nghiệp hoá – hiện đại hoá – đô thị hoá, khu vực hoá – toàn cầu hoá, ta cần có ý thức chọn lọc, giữ gìn tinh hoa dân tộc truyền thống, hội nhập những tinh hoa ngoại sinh – nhất là lối sống dân chủ – khoa học, loại trừ một cách dường như­ tự nhiên những hủ tục, những tập quán không còn hợp thời. Từ đầu thập kỷ 20, Nguyễn Ái Quốc đã có một nhận xét tổng quát là: Đại đa số ngư­ời Việt Nam sống ở làng (giờ đây vẫn còn là thế), mà một trong những vấn đề quan trọng nhất của lối sống ở làng là lối sống tình nghĩa, nh­ưng mặt trái của nó là vấn đề sĩ diện: “Giấy rách giữ lấy

Tư tưởng của Bác Hồ về vai trò phụ nữ trong xã hội

Tư tưởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là nhằm mục đích cao nhất giải phóng con người và ra sức tranh đấu để đòi lại những quyền thiêng liêng của con người. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng cho họ. Những tư tưởng của Người về vấn đề giải phóng phụ nữ vẫn còn nguyên giá trị. ác Hồ tặng hoa cho 3 nữ dân quân Quảng Bình, Vĩnh Linh (24/9/1968) . (Nguồn ảnh:  www.baotanghochiminh.vn ) Trong tư tưởng của Người về phụ nữ được xuất phát từ tình cảm đặc biệt đối với những người phụ nữ nói chung và từ thực trạng bất bình đẳng của phụ nữ dưới chế độ phong kiến, sự cai trị thâm độc của thực dân Pháp đối với nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam và cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của chủ nghĩ

Bác Hồ với sự kiện lịch sử Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954)

Mùa thu năm 1954, Bác Hồ với Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể từ “Thủ đô gió ngàn” Việt Bắc lại trở về giải phóng Thủ đô Hà Nội khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp xâm lược; để rồi bước vào một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, tái thiết đất nước. Bác Hồ trong lễ duyệt binh ngày 1/1/1955 Trong thời điểm lịch sử bước ngoặt quan trọng này, Bác Hồ đã có nhiều cuộc họp với Trung ương và Hội đồng Chính phủ để giải quyết nhiều nhiệm vụ chính trị, quân sự, ngoại giao, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội, nội vụ và tổ chức cán bộ…, đồng thời, tổ chức tiếp quản, giải phóng Thủ đô Hà Nội theo đúng Hiệp định Giơnevơ, nhanh chóng và có hiệu lực. Công tác tổ chức, bố trí cán bộ cách mạng trên cả nước được đặt ra và phải giải quyết kịp thời. Theo quyết định của Tru

Bác Hồ với Hà Nội: Những ngày đầu giải phóng

Mùa thu lịch sử năm 1945, Hà Nội lần đầu tiên đón Bác Hồ về đọc Tuyên ngôn độc lập sau ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Đêm 18 rạng ngày 19/9/1954, sau khi đi thăm, thắp hương tưởng niệm các vua Hùng trên núi Hy Cương (núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ), Bác nói chuyện với cán bộ Đại đoàn 308 đang chuẩn bị về tiếp quản thủ đô, Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”… Để chuẩn bị công tác bảo vệ đón Bác và các đồng chí lãnh đạo cấp cao, cùng các cơ quan Trung ương, Chính phủ về thủ đô, ngày 6/9/1954, Trung ương giao cho đồng chí Lê Thanh Nghị, lúc đó là ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng, lập tổ tiền trạm gồm các đồng chí: Tạ Quang Chiến công tác ở Văn phòng Phủ Thủ tướng; Nông Đức Chiến - Bộ Tổng tham mưu quân đội; Phan Văn Xoàn và Quách Quý Hợi - Cục Cảnh vệ, Bộ Công an; Tạ Đình Hiểu - đơn vị 600. Tổ “tiền trạm” về liên hệ với tỉnh ủy, UBND các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông,  Hà Nội  chuẩn bị mọi c

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và phân hóa nông dân

C.Mác cho rằng nông dân là “một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên đều sống trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng lại không nằm trong những mối liên hệ nhiều mặt đối với nhau. Phương thức sản xuất của họ không làm cho họ liên hệ với nhau mà lại làm cho họ cô lập với nhau”. “ Trong chừng mực giữa những người nông dân chỉ có mối liên hệ địa phương thôi… sự giống nhau về lợi ích của họ không tạo nên giữa họ một tính chất cộng đồng nào, một mối liên hệ toàn quốc nào, hay một tổ chức chính trị nào – thì họ không hình thành một giai cấp” [1] .           Qua 2 luận điểm trên, chúng ta thấy rằng nông dân không phải là một giai cấp. Bởi lẽ, lợi ích chung của nông dân không hợp thành một lợi ích độc lập mà phụ thuộc vào lợi ích của các giai cấp thống trị, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản- do đó, nông dân không có hệ tư tưởng, không có khả năng tổ chức ra các đảng chính trị của riêng mình. Sống trong chế độ xã hội nào thì nông dân bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp thống t