Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2019

Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam

Bác Hồ - lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Trong tất cả các lĩnh vực công tác, học tập, lao động, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mọi thành công của chúng ta ngày nay, kết quả dù lớn hay nhỏ đều bắt nguồn từ tư tưởng, từ sự lãnh đạo tài tình của Người. Người và Đảng ta đem lại độc lập, tự do, dân chủ và dần tiến lên xây dựng đất nước giàu mạnh nhưng bên cạnh đó Người cũng không quên ra sức chăm lo đến sức khỏe, tuổi thọ người của người dân và người quan tâm đặc biệt việc cải thiện thể trạng, nòi giống con người Việt Nam. Người luôn mong muốn mọi người dân được khỏe mạnh để xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người. Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thể thao nước nhà. Và cũng chính từ tình cảm, sự lo lắng cho sức khỏe nhân dân mà Người đã khai sinh ra nền Thể dục thể thao nước nhà. Nội dung tư tưởng của Người về Thể dục Thể thao, quan điểm đường lối, tấm gương rèn luyện thân thể  của người, sự quan tâm sâu sắc của người đối vớ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên - những người kế cận của Đảng, thể hiện tầm nhìn chiến lược với lực lượng thừa kế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình cảm, sự quan tâm, chăm lo, dìu dắt của Người dành cho thanh niên luôn là nguồn động lực, khích lệ ý chí tinh thần nghị lực vươn lên chiếm lĩnh những tầm cao mới của các thế hệ thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước  hiện nay. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên - lực lượng kế cận của Đảng đối với sự nghiệp của Đảng, tương lai, vận mệnh của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc. Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến (tháng 1 năm 1946), Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”(1). Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho thanh niên,  quan tâm bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện thế hệ cách mạng cho đời sau.   Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên qu

Hồ Chí Minh với việc đánh giá kẻ thù trong dựng nước và giữ nước - Trung tướng VŨ CHÍNH

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của cách mạng Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, chiến sĩ xuất sắc của phong trào công nhân quốc tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Công tác tình báo, nghiên cứu địch và đánh giá kẻ thù là một bộ phận hữu cơ trong tư tưởng quân sự của Người. Hồ Chí Minh cho rằng:  Muốn thành công thì phải biết trước mọi việc. Muốn biết trước mọi việc phải biết mình, biết địch! Muốn biết mình, biết địch thì phải sử dụng tình báo... Biết mình, biết địch trăm trận đều thắng. I- NGUYỄN ÁI QUỐC  -  HỒ CHÍ MINH NHẬN DIỆN KẺ THÙ TỪ RẤT SỚM Quá trình đi tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã sống và hoạt động ở ba nước thực dân đế quốc là Pháp, Anh và Mỹ, Người cũng qua nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc, tận mắt chứng kiến tội ác của bọn thực dân đối với các dân tộc. Sau khi gửi bản  Yêu sách của nhân dân Việt Nam  đến Hội nghị Vécxây “không có kết quả gì hết”, Người đã viết  Bản án c

Những quan điểm của Đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong thập kỷ 20 thế kỷ XX về cách mạng Đông Dương

Từ sau Đại hội Tua (Tours), song song với những hoạt động Quốc tế, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương để xác định phương hướng chiến lược, xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ, tiến tới thành lập Đảng của giai cấp công nhân. Vì thế, những quan điểm của Nguời về cách mạng Đông Dương luôn luôn thể hiện dòi dào sức mạnh của chân lý và sức sống mãnh liệt của phong trào chống chủ nghĩa thực dân. Nó cũng phản ánh tầm nhìn sâu rộng nhạy bén, một phương pháp khoa học và niềm tin sắt đá của Người ở sức mạnh vô tận của nhân dân Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng khỏi gông xiềng nô lệ và khả năng to lớn của họ có thể đóng góp cho các phong trào cách mạng trên thế giới. Quan điểm đó của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở những nội dung sau đây: 1. Trước hết, Người xác định hướng đi và mục tiêu cơ bản của cách mạng Đông Dương theo quy luật phát triển của thời đại mới: giải phóng dân tộc đi liền với giải phóng