Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2018

Bài nói của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị chiến tranh du kích (7-1952)

Để tổng kết những kinh nghiệm quý báu, nhất là kinh nghiệm chống địch càn quét và đề ra những nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo chiến lược, chiến thuật, tổ chức, xây dựng đưa chiến tranh du kích phát triển đến một trình độ cao, ngày 13/7/1952 ta đã mở Hội nghị chiến tranh du kích. Hồ Chủ tịch đã tới dự và trong bài nói tại Hội nghị. Người đã nêu rõ mục đích của chiến tranh du kích không phải ăn to đánh lớn và phải tỉa dần, đánh làm sao cho giặc ăn không ngon ngủ không yên, bị hoang mang về tinh thần, vật chất rồi đi đến chỗ tiêu diệt, nhiệm vụ của du kích là phá âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của địch.  "Phá được âm mưu đó là góp phần lớn vào công việc tổng phản công". I- Các cô các chú ở đây đều cố gắng, có thành tích, gian khổ, người nhiều người ít. Đó là điều đáng khen. Nhưng nên nhớ thành tích đó không phải là thành tích của riêng ai mà là chung của bộ đội, của đồng bào. Nếu các chú, các cô có tài nǎng mà không có bộ đội và đồng bào giúp đỡ thì tài nǎng c

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Tổng cục cung cấp (tiền thân của Tổng cục Hậu Cận)

Tháng 01/1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ III của Đảng nhận định: “Cuộc kháng chiến có nhiều tiến bộ về phương diện tác chiến cũng như phương diện xây dựng lực lượng. Cơ sở chính trị của ta mạnh, hậu phương ta vững, mặt trận dân tộc của ta thống nhất, tinh thần quân dân ta cao”. Tình hình thế giới biến chuyển có lợi cho ta: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Liên Xô, Trung Quốc và một số nước XHCN Đông Âu công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Vì vậy, Đảng ta chủ trương: “Cần phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, lợi dụng sự lúng túng của địch, gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị... làm chuyển biến cục diện chiến tranh có lợi cho ta”. Về quân sự, Đảng ta xác định: “Một mặt chiến đấu để tiêu diệt địch, một mặt gấp rút bồi dưỡng xây dựng Quân đội nhân dân ngày càng tinh nhuệ... tăng cường việc tiếp tế và hỏa lực của quân đội ta một cách chắc chắn”. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, ngày 22/6/1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ba tháng trên đất Pháp

Sau khi Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 được ký kết, tình hình nước ta vẫn căng thẳng vì lời nói của các phần tử hiếu chiến trong Chính phủ Pháp hoàn toàn đi ngược lại với hành động. Cuộc đàm phán của hai phái đoàn Pháp - Việt tại Đà Lạt cũng không đem lại kết quả rõ ràng. Chính phủ ta quyết định cử một đoàn hội đàm do Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cùng 11 thành viên sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau. Ngày 24-3-1946, trong buổi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại vịnh Hạ Long, Cao ủy Pháp D'Argenlieu đã chuyển lời mời của Chính phủ Pháp mời Người sang thăm Pháp với tư cách là Thượng khách của Chính phủ Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận lời và chỉ đưa theo hai thư ký, tùy tùng là Đỗ Đình Thiện và Vũ Đình Huỳnh, không đồng chí nào trong đội bảo vệ tiếp cận được Người cho đi cùng. Việc này đã gây xôn xao dư luận, hàng ngàn lá thư gửi đến khuyên Người không nên đi máy bay. Khi đồng chí Nguyễn Lương Bằng mang vấn đề ra Trung ương, một số đồng chí trong Thường vụ đề nghị Người dừng chuyến đi v

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ trước khi sang Pháp đàm phán, năm 1946

Với tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự toàn vẹn lãnh thổ, đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất, miền Nam luôn đặc biệt quan trọng trong suy nghĩ, hành động của Người. Trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo đất nước, bằng những lời lẽ cao quý nhất, trang trọng, gần gũi, giản dị và tha thiết nhất, Người đã gửi nhiều bức thư, bức điện, hay thông qua những bài nói, bài viết, trả lời phỏng vấn… để ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường cũng như lòng yêu nước sâu sắc của đồng bào, chiến sĩ miền Nam.  Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp kéo vào Sài Gòn gây hấn, tái chiếm Việt Nam. Với tinh thần "độc lập hay là chết", nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Trước khí thế chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân Nam Bộ chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tặng cho quân và dân

Bác Hồ sang Pháp năm 1946

https://www.youtube.com/watch?v=x50v06Hyqlg

Thanh niên xung phong rèn luyện và phấn đấu theo tư tưởng Hồ Chí Minh

TCCSĐT  - Cách đây 65 năm, ngày 15-7-1950, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Núi Hồng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương (tiền thân của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam) được thành lập. Trong suốt cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc, Đội Thanh niên xung phong Việt Nam luôn là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên xung phong Tháng 9-1950, Trung ương Ðảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, giải phóng 3 tỉnh Cao - Bắc - Lạng. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải huy động một lực lượng lớn nhân công mở đường, tải lương, phục vụ bộ đội chiến đấu,… Lực lượng này rất cần những thanh niên trẻ, khỏe, có tinh thần hăng hái xung phong, chịu đựng hy sinh, được tổ chức chặt chẽ và có tinh thần sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ. Từ lòng yêu thương, sự tin tưởng đối với thanh niên Việt Nam nói chung, với tầm nhìn chiến lược về vai trò của lực lượng thanh niên xung phong nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí

Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”

GS. TS. HOÀNG CHÍ BẢO 1 1. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân -   một di huấn tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân  là tác phẩm cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ đề đạo đức cách mạng. Tác phẩm này được viết và công bố trong dịp kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng (3-2-1930 - 3-2-1969). Bài viết của Bác khi đăng trên báo Đảng chưa đầy 700 chữ, là một trong những tác phẩm vào loại ngắn nhất, xét về mặt dung lượng ngôn từ nhưng lại chứa đựng những tư tưởng lớn, đề cập tới vấn đề quan trọng nhất đối với người cách mạng là đảng cách mạng, nhất là khi đảng đã trở thành đảng cầm quyền. Đó là vấn đề tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân. Thời gian càng lùi xa, thực tiễn và kinh nghiệm lịch sử, chẳng những của cách mạng Việt Nam mà còn của cách mạng thế giới, càng cho thấy tính thời sự và hiện đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Rõ ràng, học thuyết cách mạng