Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2019

Vì sao lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn Cao Bằng làm căn cứ địa đầu tiên của Cách mạng Việt Nam

Đồng bào Pác Bó, nhân dân các dân tộc Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, tìm đường cứu nước, cứu dân đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1941). Từ đây, Pác Bó - Hà Quảng - Cao Bằng trở thành đại bản doanh của căn cứ địa Việt Bắc, trở thành chiếc nôi của cách mạng Việt Nam. Theo GS. Phan Ngọc Liên: “Căn cứ địa cách mạng là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố địa lợi, nhân hòa, “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, có cơ sở vững chắc về chính trị và quân sự, được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang) để từ đó phát triển rộng ra các nơi khác); là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách mạng và kháng chiến…” Ban đầu, Nguyễn Ái Quốc có ý định từ Trung Quốc về nước theo hướng Lào Cai, Người đã cử Bùi Đức Minh, Hoàng Văn Lộc về biên

Tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng căn cứ Trung ương

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950. Ảnh tư liệu Năm 1941, trở lại Việt Nam sau hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn Pác Bó (Cao Bằng) làm nơi dừng chân đầu tiên. Pác Bó hội đủ các điều kiện để xây dựng căn cứ địa: phong trào nhân dân tốt, đồng bào các dân tộc Cao Bằng đã được giác ngộ, sẵn sàng đi theo cách mạng và kiên quyết bảo vệ cán bộ cách mạng; địa hình hiểm trở, phù hợp yêu cầu có thể tiến hoặc thoái khi cần; Pác Bó lại thông thương với Quảng Tây (Trung Quốc), nhân dân hai bên biên giới có truyền thống hỗ trợ, gắn bó lâu đời… Lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc là vô cùng chính xác, Pác Bó thật sự trở thành “đầu nguồn” của cách mạng Việt Nam. Việc xây dựng căn cứ địa hay an toàn khu (ATK) là công tác quan trọng của Đảng và Chính phủ ta. Trong suốt thời kỳ tiền khởi nghĩa, Trung ương Đảng đã xây dựng được các cơ sở cách mạng, lập nên các ATK không chỉ ở rừng nú

Bác Hồ về nước - Bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam

Cùng với sự ra đời và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự kiện ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ (28/1/1941), Bác Hồ vượt qua biên giới Việt - Trung về nước là một trong những dấu ấn quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, từng bước đưa dân tộc Việt Nam đi tới những mùa Xuân đất nước. Nhân dân các dân tộc Cao Bằng vinh dự, tự hào được thay mặt nhân dân cả nước đón Người trở về sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân. Từ đây, Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) trở thành đại bản doanh của căn cứ Việt Bắc, trở thành chiếc nôi của cách mạng Việt Nam. Lán Khuổi Nặm, Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) - nơi diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, từ ngày 10 - 19/5/1941, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Ảnh: Đặng tuấn Bác Hồ chọn Pác Bó để về nước hoạt động và xây dựng căn cứ địa cách mạng không phải sự lựa chọn tình cờ, ngẫu nhiên, mà là một sự tính toán kỹ, vì điểm đứng chân hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa đối với sự phát triển về sau của

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG NHỮNG NĂM ĐẦU TRỞ VỀ ĐẤT NƯỚC

          ThS. Nguyễn Anh Minh PGĐ Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Công tác vận động quần chúng, hay nói cách khác công tác “Dân vận” đóng vai trò rất quan trọng sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, là nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Kế thừa truyền thống của cha ông về tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nuớc của dân tộc và vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin về công tác vận động quần chúng vào thực tiễn cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết thành những quan điểm lý luận và thực tiễn sinh động về công tác vận động quần chúng, xây dựng lưc luợng cách mạng, Người nhấn mạnh: “việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”(1). Nhận thức sâu sắc vai trò của quần chúng nhân dân và công tác vận động quần chúng đối với việc xây dựng lực l­ượng cho cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và chú trọng đến công t